Ai cũng biết ngày sinh Bác Hồ là ngày 19/5/1890. Thế nhưng ít ai biết trong suốt 79 mùa xuân của mình, Bác chỉ có 2 lần sinh nhật đặc biệt nhất. Đó là lần kỷ niệm đầu tiên vào ngày 19/5/1946 Bác chủ động tổ chức. Và lần cuối cùng vào ngày 19/5/1969 Trung ương và đồng bào cả nước tha thiết đề nghị tổ chức sinh nhật cho Bác.
Lần kỷ niệm đầu tiên do Bác chủ động tổ chức
Tháng 5/1946 Bác Hồ đã 56 tuổi. Lúc đó Bác đã là Chủ tịch chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Liên hiệp do Bác đứng đầu với sự tham gia của nhiều nhân sĩ, tri thức ngoài Đảng. Quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Một chính phủ hành động vì dân, với nhiều gương mặt sáng giá của các vị bộ trưởng thực đức, thực tài do Bác giới thiệu.
Thế nhưng bối cảnh đất nước lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn. Đứng trước hoàn cảnh như vậy, vào cuối tháng 5/1946 Bác quyết định lên đường đi thăm nước Pháp, là thượng khách của Chính phủ Pháp. Đó là chuyến đi dài ngày, không đơn thuần là thăm viếng ngoại giao mà còn là một cuộc đấu trí, đấu lực hết sức căng thẳng. Chuyến đi này có thể cứu vãn một nền hòa bình đang rất mong manh.
Buổi tiệc kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ được tổ chức trước chuyến đi quan trọng đến Pháp của Bác
Trước khi rời Thủ đô Hà Nội đi Pháp, dự kiến đã định vào ngày 31/5/1946. Thế nên Bác đã chủ động tổ chức sinh nhật và cho mời đông đảo các đại biểu các giới, các ngành và đại biểu đồng bào đến dự.
Hồi đó, dù đất nước đã độc lập nhưng cuộc sống của nhân dân vẫn còn thiếu thốn. Vị chủ tịch còn ở trong gian phòng giản dị, đồ đạc cũng đơn sơ, chẳng có chút gì cao sang quyền quý. Vì Bác mời rất đông khách nên phải trải chiếu dưới sàn nhà mới có đủ chỗ ngồi. Bác cũng chẳng ngại ngồi xuống cùng các cụ cao niên, quân quân bên mọi người và thân mật như một gia đình. Mọi người không hề cảm thấy có khoảng cách giữa lãnh tụ với dân thường vào buổi kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ này.
Lần kỷ niệm sinh nhật lần đầu tiên của Bác còn có ý nghĩa đặc biệt khác. Hóa ra Bác làm sinh nhật cho Mặt trận mà nào ta có hay. Khi biết được ý nghĩ này, nhiều người mới ngộ ra rằng Bác đã hóa thân vào dân tộc từ ngày ấy. Cuộc sống của Bác hòa trong cuộc sống của dân, cùng dân suốt cả cuộc đời lo toan việc nước và cả vận nước nữa.
Lần kỷ niệm ngày sinh Hồ Chủ tịch cuối cùng vào 19/5/1969
Ngày 19/5/1969 Bác tròn 79 tuổi. Vào ngày này, Bác đã sửa “Di chúc” lần cuối cùng. Sức khỏe của Bác lúc này ngày càng giảm sút. Bác đã yếu nhiều nhưng trí óc vẫn còn rất minh mẫn và sáng suốt.
Vào Tết Kỷ Dậu năm 1969, Bác vẫn có thư chúc mừng năm mới tới đồng bào, chiến sĩ cả nước. Bài thơ sáu câu giản dị và cực kỳ sâu sắc. Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, tình cảm đằm thắm của Bác đối với quân và dân ta. Bài thơ cũng là kết tinh tư tưởng – đạo đức – phong cách của Người. Bác viết:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào
Bắc – Nam sum họp, xuân nào vui hơn.
Biết rõ tình trạng sức khỏe của mình và cũng một lòng thương nhớ đồng bào đang ngày đêm chiến đấu gian khổ. Bác nhất định không tổ chức sinh nhật. Đồng chí Lê Duẩn đã thay mặt Trung ương xin phép được tổ chức kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ và cũng xin phép để sang năm sẽ chúc thọ Bác tròn 80 tuổi.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ
Bác miễn cưỡng đồng ý trước lời đề nghị tha thiết của đồng chí Lê Duẩn
Nể lòng mọi người và nhất là nghĩ tới miền Nam và bạn bè quốc tế. Bác đành miễn cưỡng đồng ý. Bác nói với đồng chí Lê Duẩn mà Bác vẫn thân mật gọi bằng “chú Ba”:
– Thôi, nếu vậy thì các chú hãy làm thật nhanh cho Bác. Đừng kéo dài, đừng bày vẽ tốn kém. Chỉ cho Bác mấy bông hoa là được rồi.
Trong lần sinh nhật cuối cùng ấy, trong căn nhà sàn đơn sơ chỉ có hai phòng nhỏ. Chuẩn bị pha nước trà và ít bánh kẹo mang ra để Bác tiếp Trung ương. Bác nói một câu mà ai cũng muốn khóc vì thương Bác:
– Các chú uống nước, ăn bánh kẹo và chúc thọ Bác đi. Nhớ lấy phần về cho các thím và các cháu.
Bác còn nói thêm: “Bác mong các chú thông cảm cho Bác. Mang tiếng là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước nhưng Bác nghèo lắm. Chẳng có gì hơn để thiết đãi các chú đây”. Chữ “nghèo” ấy rất đúng nghĩa, Bác không có gì cho riêng mình. Chỉ có trí tuệ, tâm hồn, đạo đức cao cả. Bác đã dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho dân, cho nước.
Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin tức của clbnhadautu40 bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm: