Thương trường ngày càng khốc liệt và doanh nghiệp của bạn sẽ luôn có những nguy cơ rình rập. Để có thể phát triển tốt, tăng trưởng bền vững bạn cần có cho mình những chiến lược tốt. Bài viết này cung cấp cho bạn các chiến lược kinh doanh kinh điển về thương hiệu, marketing và bán hàng. Cùng theo dõi nhé.
Một trong các chiến lược kinh doanh kinh điển là chiến lược cạnh tranh
Đây là một chiến lược mà bạn sẽ đi thâu tóm những thị phần nhỏ hơn để phục vụ cho thị trường mà mình đang cung cấp; hoặc là chiếm luôn thị phần và biến mình thành độc quyền.
Ví dụ điển hình có thể nhắc đến chính là việc Facebook mua lại Snapchat và Instagram để chiếm lĩnh thị trường; thông qua đó nắm giữ lượng khách hàng trẻ; tăng giá trị thương hiệu và hệ sinh thái của mình lên.
Ví dụ thứ 2 chính là việc Grab mua lại Uber để nắm giữ một thị trường Grab thâu tóm Uber tại thị trường Đông Nam Á.
Những ông lớn rất có lợi thế trong việc mua lại này vì họ có nền tảng lớn; có thương hiệu; có nguồn lực và tài chính… Việc mua lại hay là tạo ra một sản phẩm, nền tảng sao chép nhỏ là điều dễ dàng.
Chiến lược xanh và chiến lược đỏ
Đại dương đỏ là một nơi thị trường có rất nhiều canh tranh, thậm chí là rất khốc liệt. Ở đó các ông lớn đã chiếm quá nhiều thị phần; nơi mà nhảy vào thì rất khó, việc thành công là xác suất rất nhỏ.
Đại dương xanh là khoảng trống thị trường chưa được khai phá; đầy giá trị tiềm năng và còn vô số cơ hội phát triển. Trong môi trường này sự cạnh tranh là chưa cần thiết, bởi luật chơi có lẽ là vẫn chưa được thiết lập.
Ví dụ thực tiễn: Uber tiến vào thị trường gọi xe công nghệ – đại dương đỏ (ĐNA); nơi mà Grab đang nắm giữ thì kết quả là thất bại và bị Grab mua lại.
Chiến lược người tiên phong
Chiến lược này giúp bạn luôn được đón nhận khi có sản phẩm mới; có keyword marketing thương hiệu.
Muốn trở thành người tiên phong thành công thì bạn không nên chọn thị trường quá lớn. Vì thị trường quá lớn sẽ làm cho mọi người có trở ngại về mặt chi phí, đối thủ, nguồn lực,…
Hãy cố gắng đi nhanh hơn đối thủ hiện tại. Cái gì càng tiềm năng thì tất yếu sẽ có đối thủ sao chép; nhiều khi họ có thể làm tốt hơn cả bạn. Phải luôn theo sát thị trường; nhu cầu người tiêu dùng; đối thủ, để hạn chế họ gia nhập thị trường cướp thị phần. Đừng thấy bản thân quá lớn mà không chịu thay đổi để nhận cái kết quá đắng
Chiến lược cho đi
Thương hiệu nào cho đi nhiều hơn sẽ đi nhanh hơn. Vì họ đã tạo ra giá trị và kết nối với cộng đồng nhiều hơn; bán sản phẩm phải gắn liền với giá trị, giá trị cho càng cao, lợi nhuận càng lớn. Đây là những việc, keys mà bạn nên quan tâm đến phát triển thương hiệu.
Giá trị cho đi đó phải nằm trong chi phí nhỏ. Chi phí kiểm soát được doanh nghiệp; nhỏ hơn lợi nhuận chuyển đổi từ việc đó, nền tảng đủ ổn. Ví dụ bạn tạo ra giá trị với chi phí là 10$ thì đảm bảo rằng chuyển đổi phải ở 20$ hoặc hơn thì doanh nghiệp mới lớn mạnh và phát triển được.
Tự tạo ra đối thủ cho chính mình là một trong các chiến lược kinh doanh thông minh
Để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường; chiếm thị phần lớn hơn; hạn chế việc đối thủ giảm giá; xem xét độ cạnh tranh của doanh nghiệp hiện tại nếu có một đối thủ khác nhảy vào “ăn chung miếng bánh”; không ít nhiều doanh nghiệp đã tự tạo ra đối thủ của chính mình.
Ví dụ thực tiễn: Jack Ma tạo ra Taobao để chiếm lĩnh thị trường C2C, là đòn bẩy để Alibaba phát triển.
Hay Heineken mua lại Tiger nhưng vẫn để Tiger là một thương hiệu bia vận hành song song với Heineken; nhằm giảm đi xác suất khách hàng chọn một loại bia khác.
Kiến thức sẽ là số 0 nếu bạn không thực sự tập trung tư duy và ứng dụng. Việc chuyển đổi tốt phụ thuộc rất nhiều vào sự khéo léo lựa chọn mỗi chiến lược ứng với mỗi thời điểm thích hợp; với mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có các chiến lược kinh doanh khác nhau. Do đó hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức và hướng đi đúng đắn cho bản thân mình. Đừng quên theo dõi clbnhadautu40.com để cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác bạn nhé!
Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức Kinh Doanh của clbnhadautu40 bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
[contact-form-7 404 "Not Found"]