Chứng chỉ quỹ Vndirect và những thông tin có thể bạn chưa biết

Tại thị trường Việt Nam, chứng chỉ quỹ chia thành 2 loại chính: quỹ ETF, quỹ mở. Đây là một kênh đầu tư tốt với những người muốn đầu tư chứng khoán nhưng không có quá nhiều kiến thức về tài chính. Chứng chỉ quỹ Vndirect là một loại quỹ đầu tư được nhiều người lựa chọn trên thị trường.

Khái niệm về chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ (CCQ) cũng là một loại hình đầu tư chứng khoán. Mục đích của các chứng chỉ quỹ ở Việt Nam là xác định quyền sở hữu vốn trong quỹ đại chúng của tổ chức phát hành ra nó. CCQ có giá tối thiểu 10.000 VND và được bán trực tiếp trên sàn chứng khoán, hoặc thông qua các đại lý ủy quyền. Đây là danh mục đầu tư được nghiên cứu và chọn lọc kỹ. Nó giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư khi tham gia.

Ủy thác đầu tư thông qua quỹ là một trong những cách an toàn mà vẫn sinh lời dành cho những người mới tham gia vào thị trường chứng khoán. Quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư. Mục đích là đầu tư kiếm lợi nhuận khi đầu tư vào các kênh khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu và các loại tài sản đầu tư khác.

Khi bạn muốn góp vốn vào quỹ đại chúng của tổ chức nào. Bạn bắt buộc phải mua CCQ để xác nhận việc mình đã góp vốn vào quỹ đại chúng của tổ chức đó. Bạn cũng sẽ được hưởng lợi nhuận trên phần vốn đã góp vào. Và đặc biệt chứng chỉ này cũng được niêm yết trên sàn chứng khoán. Giúp cho việc mua bán giữa các nhà đầu tư thuận lợi hơn.

Tham khảo Kiếm tiền tại nhà: Thu nhập thụ động cùng chứng khoán tại video dưới đây:

Chứng chỉ quỹ mở Vndirect

Chứng chỉ quỹ Vndirect (VNDAF) là gì

Thuộc nhóm cổ phiếu VN30 có vốn hóa lớn trên thị trường. Loại chứng chỉ này có thể giúp nhà đầu tư kiếm lợi từ sự tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế Việt Nam.

Quỹ mở VNDAF được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Với hơn 80 năm kinh nghiệm trên thị trường tài chính; chịu sự giám sát chặt chẽ bởi bộ phận quản trị rủi ro độc lập. Từ đó giảm thiểu tác động của biến động thị trường và mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư.

Chứng chỉ quỹ Vndirect

VNDAF được thiết kế với hy vọng có thể đáp ứng những mong mỏi của các nhà đầu tư chứng khoán; đặc biệt là những người không có nhiều thời gian, kiến thức giao dịch nhưng muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời từ đó thông qua một rổ các cổ phiếu; qua đó tìm kiếm cơ hội tăng trưởng dài hạn vượt trội cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt nam.

>>> Phương thức hoạt động của các chứng chỉ quỹ ở Việt Nam?

Mức đầu tư và phí mua chứng chỉ quỹ Vndirect

Để bắt đầu tham gia vào quỹ mở VNDAF, bạn chỉ cần bỏ vốn 1 triệu đồng. Và sau đó, khi thấy hiệu quả cao, bạn có thể bổ sung vốn bất cứ khi nào bạn muốn. VNDAF mua lại CCQ bằng giá NAV/CCQ hàng tuần.

Phí mua có sự chênh lệch trong tổng số tiền đăng ký mua, cụ thể như sau:

  • Phí mua = 1% tổng số tiền đối với số vốn từ 1 triệu đến 10 tỷ đồng
  • Phí mua = 0,75% tổng số tiền đối với số vốn từ 10 tỷ đồng trở lên

Vndirect

Phí bán sẽ được tính dựa trên tổng giá trị bán và sẽ thay đổi dựa trên thời gian đầu tư, cụ thể là:

  • Dưới 3 tháng: 1%
  • Từ 3 tháng – 1 năm: 0,75%
  • Từ 1-2 năm: 0,5%
  • Từ 2 năm trở lên: 0%

Đầu tư vào các chứng chỉ quỹ ở Việt Nam được đánh giá là an toàn, nhưng cũng không vắng bóng rủi ro

Việc đầu tư vào CCQ được đánh giá là an toàn. Nhưng không vì thế mà loại hình này vắng bóng rủi ro. Bản chất đầu tư vào CCQ là ủy thác vốn cho các chuyên gia của công ty quản lý quỹ. Do đó, việc quan trọng là nhà đầu tư phải nghiên cứu, lựa chọn một công ty quản lý quỹ tốt. Điều này tương tự với trái phiếu – cũng phải lựa chọn doanh nghiệp có “sức khoẻ” tốt.

Trái phiếu là kênh đầu tư lợi nhuận ổn định, cố định, an toàn. Nó phù hợp với người có “khẩu vị rủi ro” thấp. Vì không phải ai cũng có thời gian và tâm huyết với chứng khoán. Người ta thường mua Trái phiếu để đảm bảo an toàn tài sản để có nguồn thu nhập cố định, độc lập, bất chấp thị trường tăng hay giảm. 

Ví dụ, bạn bỏ vào 1 tỷ, đầu tư 1 năm với lãi 12%/năm + 50% lãi suất thưởng; thì mỗi năm bạn sẽ có 188 triệu, không cần lo lắng thêm vấn đề gì khác. Mức lợi tức trung bình của trái phiếu doanh nghiệp có thể lên đến 12% và hơn nữa, tuỳ vào thời gian và số tiền của bạn.

Rõ ràng lãi suất mang lại từ trái phiếu hấp dẫn hơn so với CCQ. Độ quản trị rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp là tốt hơn so với CCQ. Do đó, đến thời điểm hiện tại, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là câu trả lời tốt hơn cho nhà đầu tư.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin tức của clbnhadautu40 bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

 Tự học đầu tư chứng khoán nên bắt đầu từ đâu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *