Trái phiếu doanh nghiệp là một sản phẩm đầu tư tài chính khá phổ biến hiện nay. Trái phiếu được các chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn và độ hiệu quả của mang lại cho nhà đầu tư. Với mức lãi suất trung bình từ 10%-12%/năm tạo ra nguồn thu nhập thụ động ổn định. Bên cạnh đó, nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng được pháp luật nêu rõ, đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan.
Tìm hiểu về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán nơi có kỳ hạn. Dùng để xác nhận nghĩa vụ thanh toán nợ của doanh nghiệp phát hành đối với những nhà đầu tư. Cụ thể, các vấn đề về mức lãi suất, số tiền thanh toán, thời gian đáo hạn và các phương thức thanh toán.
Trái phiếu mang đến lợi ích “kép” đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Doanh nghiệp có được nguồn vốn lớn để hoạt động và phát triển kinh doanh. Còn các nhà đầu tư sẽ nhận được khoản lãi suất hấp dẫn.
Tham khảo Hướng dẫn các bước đầu tư trái phiếu đơn giản & hiệu quả nhất tại video dưới đây:
Những đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Theo nghị định 163 – về quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp. TPDN có những đặc điểm cơ bản sau:
– Về kỳ hạn và khối lượng: sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ đưa ra kỳ hạn và khối lượng cụ thể theo từng đợt phát hành.
– Loại đồng tiền và thanh toán trái phiếu. Đồng tiền phát hành và thanh toán phải cùng loại tiền. Nếu doanh nghiệp phát hành trong nước thì sử dụng VNĐ. Còn phát hành ở nước ngoài thì phụ thuộc vào quy định của nước đó.
– Mệnh giá phát hành là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 VNĐ; (nếu doanh nghiệp phát hành ở thị trường Việt Nam).
– Về hình thức trái phiếu: chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
– Mức lãi suất: sẽ là lãi suất danh nghĩa, lãi suất thả nổi hoặc có thể kết hợp cả 2 hình thức đều được.
– Doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số tiền gốc và lãi cho nhà đầu tư khi đáo hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền lợi đã cam kết ban đầu với nhà đầu tư.
– Trái phiếu được pháp luật quy định như một loại tài sản. Vì thế, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, sang tên, cho tặng hoặc cho thừa kế (nếu muốn).
– Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể. Theo quy định của pháp luật, trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước khi chia lại cho cổ đông.
Trái phiếu chính phủ – Những mặt lợi và hại của kênh đầu tư này
Các loại trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, có rất nhiều loại trái phiếu bao gồm:
– Trái phiếu không chuyển đổi
– Trái phiếu chuyển đổi
– Trái phiếu có lãi suất cố định
– Trái phiếu có lãi suất thay đổi
– Trái phiếu không lãi suất
– Trái phiếu vô danh
– Trái phiếu ghi danh
– Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu
– Trái phiếu có thể mua lại
– Trái phiếu bảo đảm
– Trái phiếu có tài sản cầm cố
– Trái phiếu đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ
– Trái phiếu không đảm bảo
Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu?
Để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bạn có thể chọn 1 trong các phương thức sau:
Thứ nhất, mua trái phiếu qua ngân hàng: Bạn có thể đến các phòng giao dịch của ngân hàng để mua trái phiếu. Các chuyên viên sẽ tư vấn quy trình và thủ tục để mua trái phiếu.
Thứ hai, có thể giao dịch trái phiếu doanh nghiệp qua sàn hoặc tổ chức trung gian. Bạn có thể mua trái phiếu trên các sàn giao dịch uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn.
Thứ ba, mua trái phiếu trực tiếp từ công ty phát hành trái phiếu. Bạn có thể mua trực tiếp từ doanh nghiệp phát hành để đảm nhận mọi quyền lợi và đỡ mất phí cho các đơn vị trung gian.
Lời kết
Có thể nói, trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đầu tư khá hiệu quả và an toàn hiện nay. Mọi quy định và thủ tục phát hành đều được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng pháp luật. Chính điều này là sự đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư. Trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay, các bạn có thể cân nhắc đến kênh trái phiếu để tạo ra cho mình thêm nguồn thu nhập và ổn định cuộc sống nhé.
Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức về Trái Phiếu của clbnhadautu40 bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay