Việc mua bán trái phiếu là một trong những hình thức đầu tư chứng khoán phổ biến hiện nay. Đây được xem là cách làm giàu hiệu quả từ số tiền nhàn rỗi. Và là một hình thức đầu tư an toàn, bền vững; nhất là khi đặt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc có các biến động lớn như dịch bệnh. Vậy đầu tư trái phiếu là gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Trái phiếu và lợi ích khi quyết định đầu tư?
Đầu tư trái phiếu là gì?
So với hình thức đầu tư cổ phiếu khá phổ biến; thì rất nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rõ khái niệm về trái phiếu. Thực tế, trái phiếu hiểu đơn giản là một chứng nhận về nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu. Khoản nợ này sẽ là một khoản tiền cụ thể tính theo mệnh giá của trái phiếu trong thời gian nhất định và mức lợi tức theo quy định. Đầu tư trái phiếu là việc tiến hành giao dịch mua bán. Trong đó, người đầu tư là người cho vay, còn người phát hành như: chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính là người đi vay. Nhà phát hành trái phiếu có nghĩa vụ phải thanh toán cho trái chủ các khoản tiền theo cam kết.
Lợi ích khi quyết định đầu tư?
Tiếp theo, khách hàng chắc chắn sẽ thắc mắc về những lợi ích mà họ có thể nhận được khi mua trái phiếu. Một số lợi ích nổi bật phải kể đến như:
- Lãi suất trái phiếu cố định, mọi người sẽ nhận được lợi nhuận cố định không thay đổi
- Trái phiếu không có tăng giá hay xuống giá, nói đơn giản là không phụ thuộc vào tình hình thị trường.
- Nhà đầu tư được đảm bảo quyền lợi về số tiền đầu tư của mình. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ phải ưu tiên thanh toán nợ trái phiếu trước nhất.
- Tính thanh khoản của hình thức đầu tư này cao hơn so với việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Bạn có thể nhanh chóng tiến hành giao dịch thông qua các đại lý hỗ trợ chuyển nhượng trái phiếu.
>>> Có nên “đổ tiền” vào đầu tư trái phiếu kho bạc?
Ưu thế của trái phiếu doanh nghiệp
Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp nhất với lợi ích doanh nghiệp. Với hình thức huy động từ trái phiếu, doanh nghiệp có thể huy động vốn dài hạn để mở rộng kinh doanh; phát triển các dự án mới; mua lại hoặc sáp nhập một công ty khác. Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn do doanh nghiệp, công ty phát hành để tăng nguồn tài chính. Doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Điểm ưu việt của trái phiếu doanh nghiệp so với các hình thức đầu tư khác dưới góc nhìn của 1 nhà đầu tư là:
- Mang lại thu nhập lãi đều đặn, định kỳ cho nhà đầu tư. Giúp nhà đầu tư có nguồn thu nhập từ tiền lãi đều đặn mà không bị ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường chứng khoán. Đây được xem là một trong những cách giúp nguồn tiền nhàn rỗi của bạn có thể sinh lời.
- Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản; theo quy định của pháp luật, trái chủ được ưu tiên thanh toán trước; các cổ đông chỉ được hưởng phần tài sản còn lại sau cùng.
- Tính thanh khoản cao hơn tiền gửi tiết kiệm, có thể mua bán nhanh chóng thông qua đại lý chuyển nhượng.
- Được hưởng nhiều ưu đãi, lợi ích khác từ phía doanh nghiệp khi trở thành nhà đầu tư.
Có nên mua trái phiếu không?
Bên cạnh tìm kiếm đáp án cho câu hỏi “Đầu tư trái phiếu là gì?” thì một vấn đề khác mà khách hàng rất quan tâm đến là có nên đầu tư cho trái phiếu hay không. Trái phiếu chỉ mới xuất hiện khoảng vài năm trở lại đây; nhưng đã nhận được rất nhiều sự lựa chọn từ các nhà đầu tư; vì tính an toàn và sinh lời hiệu quả. Sự chuyển dịch dòng tiền của khách hàng là do lợi nhuận từ trái phiếu doanh nghiệp hấp dẫn hơn hẳn so với các hình thức khác.
Thực tế, đây là một cách làm giàu có hiệu quả, đem lại cho nhà đầu tư số tiền lãi định kỳ. Và mức lãi suất không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc đầu tư mảng trái phiếu không có quá nhiều rủi ro như khi mua cổ phiếu. Vì thế, nếu bạn muốn tham gia đầu tư chứng khoán và muốn chọn một hướng đi có lợi nhuận an toàn; thì bạn có thể xem xét đầu tư cho trái phiếu.
Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức về Trái Phiếu của clbnhadautu40 bạn nhé!!!
>>> Các loại trái phiếu doanh nghiệp và đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp