Điều kiện và quyền sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại

Cổ phần phổ thông là loại bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Ngoài ra còn có cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần ưu đãi hoàn lại. Phạm vi bài viết dưới đây xoay quanh khái niệm CP ưu đãi hoàn lại mà clbnhadautu40.com tổng hợp gửi đến bạn.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là gì?

Cổ phần ưu đãi (preferred stock) là loại chứng khoán tài chính phát hành bởi công ty cổ phần; cho các thể nhân hay định chế đầu tư để gọi vốn dài hạn. Cổ phần ưu đãi đem lại cổ tức cố định; và được ưu tiên chia cổ tức trước cổ phần thông thường.

Cổ phần ưu đãi (preferred stock) là loại chứng khoán tài chính phát hành bởi công ty cổ phần
Cổ phần ưu đãi (preferred stock) là loại chứng khoán tài chính phát hành bởi công ty cổ phần

Khi công ty thanh lý hay bị giải thể; người sở hữu cổ phần ưu đãi được hưởng tài sản còn lại trước cổ đông phổ thông; và sau khi công ty đã thanh toán đủ cho các chủ nợ. Theo luật, người nắm cổ phần ưu đãi không có quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông của công ty.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của chủ sở hữu; hoặc theo các điều kiện được ghi nhận trước tại cổ phiếu của CP ưu đãi hoàn lại.

>>> Cổ phần hóa là gì? Tìm hiểu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ đông sở hữu CP ưu đãi hoàn lại

Điều kiên sở hữu CP ưu đãi hoàn lại
Điều kiên sở hữu CP ưu đãi hoàn lại

Theo quy định tại Điều 118 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về CP ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông sở hữu như sau:

“2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại sở hữu các quyền khác như cổ đông phổ thông; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu CP ưu đãi hoàn lại không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, biểu quyết, đề cử ban Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.”

Cụ thể một chút ở mục 2, các quyền cổ đông sở hữu CP ưu đãi hoàn lại có là: nhận cổ tức, tư do chuyển nhượng cổ phần, ưu tiên mua cổ phần,….

Theo quy định pháp luật như vậy có phần hạn chế quyền của chủ sở hữu. Tuy nhiên với những lợi ích khác được hưởng; thì những hạn chế đó nhằm giảm thiểu tối đa việc can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ, những vấn đề quan trọng của công ty; góp phần ngăn chặn các đối thủ nắm giữ được các thông tin, hoạt động quan trọng của công ty.

>>> Mệnh giá cổ phần là gì? 1 cổ phần bằng bao nhiêu tiền?

Các quyền khác của cổ phần ưu đãi hoàn lại

Các quyền khác của cổ phần ưu đãi hoàn lại
Các quyền khác của cổ phần ưu đãi hoàn lại

Quyền tiếp cận thông tin

Căn cứ vào Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 – Điểm đ và e Khoản 1:

  • Xem xét, tra cứu trích lục thông tin về địa chỉ liên lạc và tên trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin của mình nếu không chính xác;
  • Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty; biên bản họp và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.

Quyền được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi hoàn lại

Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 tại Điều 117 và Điều 118; quy định cổ đông sở hữu có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần; ngoại trừ trường hợp công ty có điều lệ quy định hạn chế chuyển nhượng. Nếu có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần; thì chỉ có hiệu lực khi đã được nêu rõ tại cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Như vậy, để chuyển nhượng được cổ phần ưu đãi hoàn lại; thì phải căn cứ vào điều lệ của công ty để xác định có bị hạn chế chuyển nhượng hay không.

Quyền nhận cổ tức

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020 tại Điểm b, Khoản 1: Các cổ đông sở hữu sẽ được nhận cổ tức; khi công ty làm ăn sinh lời thuận lợi. Đại hội đồng cổ đông là người quy định mức cổ tức.

>>> Cổ phần là gì? Lưu ý cho nhà đầu tư khi tham gia mua cổ phần

Lời kết

Như vậy, ta có thể thấy pháp luật ban hành quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của những người mua cổ phần sau khi công ty thành lập. Nghĩa là, các cổ đông sáng lập phải có trách nhiệm gắn bó với công ty; không được tự ý rời bỏ công ty. Khi các cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho người khác; dễ gây ra bất ổn cho các hoạt động của công ty; vì họ là những người gắn bó tâm huyết với doanh nghiệp từ ngay những ngày đầu thành lập.  Việc một cổ đông sáng lập rời khỏi phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận; tức là phải nhận được sự đồng ý của các cổ đông khác.

Trên đây là thông tinclbnhadautu40 cung cấp về nội dung “Điều kiện và quyền sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại” dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *