Sau thời gian dài giãn cách, phong toả gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Nhiều tỉnh thành có vai trò quan trọng đang tính dần các kịch bản mở cửa hoạt động bình thường trở lại. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn mang theo nhiều nỗi lo, trong đó có nỗi lo về lạm phát tăng.
Làm gì khi lạm phát tăng cao trên toàn cầu?
Hậu đại dịch Covid-19, thế giới đang phải đối mặt với lạm phát tăng. Do nguồn cung khan hiếm vì giá năng lượng tăng và tắc nghẽn chuỗi cung ứng; dẫn đến nhu cầu tăng vọt. Giá tiêu dùng trên toàn cầu đã bắt đầu tăng nhanh từ tháng 3; đưa tỷ lệ lạm phát cao hơn mức dự kiến của nhiều ngân hàng trung ương. Tỷ lệ lạm phát hàng năm của G20 vốn chiếm khoảng 4/5 GDP thế giới; mà đến tháng 8 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Các yếu tố gây ra lạm phát lần này cũng sẽ giống như các cuộc lạm phát xảy ra trong quá khứ. Nhu cầu tiêu dùng phục hồi sớm và mạnh hơn so với diễn biến thường thấy sau một cuộc suy thoái kinh tế; và nguồn cung phải vất vả để đáp ứng nhu cầu. Chỉ một số ít nhà sản xuất mạnh dạn tăng công suất trong dịch; vì nghĩ rằng sự phục hồi sẽ diễn ra nhẹ nhàng trong thời gian dài. Các nhà máy thì vẫn bị hạn chế bởi chính sách chống dịch và mạng lưới vận chuyển bị tắc nghẽn.
Điều mà các ngân hàng trung ương lo lắng là lạm phát tăng nhanh khi các hộ gia đình bắt đầu mặc cả tiền lương; các doanh nghiệp cũng đưa ra giả định tương tự khi định giá hàng tiêu dùng. Mỹ và Tây Âu có thể sẽ gặp rủi ro này nhiều hơn. Với hầu hết các nước châu Á, ngân hàng trung ương vẫn sẽ thận trọng về việc thắt chặt chính sách tiền tệ sớm; vì sợ làm suy yếu sự phục hồi kinh tế.
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ như thế nào?
Lạm phát không phải là trung lập, nó không tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Lạm phát tăng cao hơn không bao giờ dẫn đến mức thu nhập cao hơn trong trung và dài hạn. Mối tương quan tiêu cực này vẫn tồn tại ngay cả khi các yếu tố khác được thêm vào phân tích. Bao gồm tỷ lệ đầu tư, gia tăng dân số, tỷ lệ đi học và những tiến bộ không ngừng trong công nghệ. Vẫn sẽ có một mối tương quan nghịch đáng kể giữa lạm phát và tăng trưởng.
Nằm lòng các phương pháp đầu tư chứng khoán an toàn mà vẫn hiệu quả
Lạm phát không chỉ làm giảm mức đầu tư kinh doanh; mà còn làm giảm hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Lợi ích của việc giảm lạm phát là rất lớn, nhưng cũng phụ thuộc vào tốc độ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát càng thấp thì tác động sản xuất càng giảm. Ví dụ, giảm lạm phát một điểm phần trăm khi tỷ lệ là 20% có thể làm tăng trưởng thêm 0,5%. Nhưng với tỷ lệ lạm phát 5%, mức tăng sản lượng có thể là 1% hoặc cao hơn. Do đó, sẽ tốn kém hơn cho một quốc gia có lạm phát thấp để thừa nhận một điểm lạm phát bổ sung so với một quốc gia có tỷ lệ khởi điểm cao hơn.
Lạm phát tăng thì đầu tư gì?
Trong khi người tiêu dùng không nhận được gì từ lạm phát tăng. Thì các nhà đầu tư có thể được hưởng lợi; nếu họ nắm giữ tài sản tại các thị trường bị ảnh hưởng. Ví dụ, những người đầu tư vào các công ty năng lượng có thể thấy giá cổ phiếu tăng; nếu giá năng lượng đang tăng. Một số công ty gặt hái phần thưởng của lạm phát; nếu họ có thể tính phí nhiều hơn cho sản phẩm của mình do nhu cầu hàng hóa đang tăng vọt. Khi nền kinh tế hoạt động tốt và nhu cầu nhà ở cao, các công ty xây dựng cũng có thể tính giá bán nhà cao hơn.
Nói cách khác, lạm phát có thể cung cấp cho các doanh nghiệp sức mạnh định giá và làm tăng tỷ suất lợi nhuận. Nếu tỷ suất lợi nhuận tăng lên, có nghĩa là giá mà các công ty tính cho sản phẩm của họ sẽ tăng nhanh hơn mức tăng của chi phí sản xuất. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp có thể giữ lại nguồn cung từ thị trường, để giá cả tăng đến mức có lợi.
Tuy nhiên, các công ty cũng có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát; nếu đó là kết quả của việc tăng chi phí sản xuất. Các công ty sẽ gặp rủi ro nếu không thể chuyển chi phí cao hơn cho người tiêu dùng. Ví dụ, nếu cạnh tranh nước ngoài không bị ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất tăng, giá sẽ không cần tăng. Do đó, các công ty này có thể phải chịu chi phí sản xuất cao hơn. Nếu không sẽ có nguy cơ mất khách hàng vào tay các công ty nước ngoài.
Lời kết
Việc hồi phục kinh tế, đưa sản xuất về bình thường còn nhiều gian nan và cần nhiều thời gian để đạt được; nhưng quan trọng nhất vẫn là sớm kiểm soát thành công đợt dịch lần này. Ở thời điểm hiện tại, đầu tư vào doanh nghiệp vẫn là có lợi nhất cho các nhà đầu tư; dù vấn đề lạm phát tăng ở nước ta vẫn còn chưa xảy ra quá nghiêm trọng.
Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin Đầu tư gì của clbnhadautu40 bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm: