Trong giai đoạn phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế hiện nay. Hợp tác đầu tư, hỗ trợ và giúp đỡ nhau đã trở thành xu hướng kinh doanh. Nhằm giúp tối ưu hóa lợi nhuận, hạn chế rủi ro hoặc sự thiếu thốn về nguồn nhân lực, nguồn vốn. Vậy Hợp tác đầu tư là gì? Những quy định mới về hợp tác trong đầu tư dự án. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của clbnhadautu40 nhé!
Hợp tác đầu tư là gì?
Được xem là sự thỏa thuận về việc đóng góp tài sản và công sức giữa các bên tham gia đầu tư. Nhằm giúp thực hiện một công việc nhất định. Trước khi tham gia vào các hợp đồng hợp tác đầu tư. Các bên tham gia phải phân chia rõ tài sản, lợi nhuận mà không cần phải thành lập các tổ chức kinh tế.
>>> Nếu bạn có 200 triệu nên đầu tư gì để sinh lợi khủng mà vẫn an toàn?
Hợp đồng hợp tác đầu tư là gì? Ưu – nhược điểm của loại hợp đồng này.
Hợp đồng là sự thỏa thuận, phân chia rõ ràng về tài sản và lợi nhuận của các bên tham gia đầu tư.
Ưu điểm
- Không phải thành lập tính pháp nhân mới, thuận tiện tiết kiệm thời gian. Và việc thực hiện cũng đơn giản, tối ưu chi phí cho nhà đầu tư.
- Cơ chế đàm phán để chia sẻ nghĩa vụ và lợi ích trong các hoạt động đầu tư.
- Các doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư nhằm hỗ trợ khắc phục các yếu điểm và phát huy ưu điểm của nhau. Các nhà đầu tư trong nước có thể hỗ trợ NĐT nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa. Và ngược lại NĐT trong nước sẽ nhận được phần vốn hỗ trợ, công nghệ hay các phương thức hiện đại trong quản lý.
- Các doanh nghiệp hay nhà đầu tư vẫn giữ được tư cách pháp nhân, vị thế độc lập của mình trong các hoạt động đầu tư kinh doanh.
Nhược điểm
- Các tư cách pháp nhân mới không được thành lập. Vì vậy các bên tham gia hợp đồng đầu tư phải cử ra một bên làm đại diện điều hành và quản lý hoạt động chung. Điều này vô tình làm một bên phải tăng trách nhiệm cao hơn so với bên còn lại.
- Quyền tự do thỏa thuận cao, nếu không có cơ chế quản lý, vận hành, hạch toán cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, chi tiết. Tránh trường hợp nếu có những phát sinh mâu thuẫn khó khăn trong cơ chế quản lý, điều chỉnh.
- Vì không thành lập đại diện pháp nhân chung. Nên một bên chịu trách nhiệm để thực hiện tất cả các giao dịch nếu không quy định tách bạch trong quản lý doanh thu, con dấu, thuế, … Vì điều này sẽ rất dễ làm phát sinh mâu thuẫn có thể làm đổ vỡ quan hệ hợp tác.
>>> Đầu tư gì năm 2022: Nắm bắt xu thế – sinh lời hiệu quả
Các quy định về hợp tác và đầu tư dự án mới nhất hiện nay
Chủ thể hợp đồng đầu tư và hợp tác
Chủ thể của các hình thức đầu tư kinh doanh, hợp tác theo hợp đồng là các đối tượng nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Hợp đồng đầu tư dự án có thể bao gồm các bên đại diện của chủ thể hoặc nhiều bên. Điều này còn phụ thuộc vào số lượng các bên đại diện muốn tham gia hợp tác theo quy định về hợp tác đầu tư dự án, kinh doanh. Các bên muốn trực tiếp được thực hiện các nghĩa vụ, lợi ích và quyền lợi được thực hiện trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nội dung của hợp đồng đầu tư hợp tác dự án
Trong mẫu hợp đồng đầu tư kinh doanh, đầu tư dự án cần có những nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa điểm hay địa chỉ giao dịch thực hiện dự án đầu tư;
- Mục tiêu và các phạm vi hoạt động trong dự án đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng. Phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Thời hạn và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Quyền, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng và có tính chuyển nhượng
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.”
Lời kết
Bài viết chia sẻ trên đây của clbnhadautu40 đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hợp tác đầu tư dự án. Cũng như những quy định về đầu tư và hợp tác dự án. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích cho các bạn khi tiến hành thực hiện các hợp đồng kinh doanh và đầu tư dự án. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết. Chúc các bạn thành công!
>>> Đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng, đầu tư gì thời điểm này?