Kênh trái phiếu luôn là một hình thức đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư vì mang lại lãi suất cao. Tham gia vào thị trường này, ngoài những thông tin cần nắm về mệnh giá, lãi suất, nhà phát hành,… thì kỳ hạn trái phiếu là điều quan trọng mà nhà đầu tư cần quan tâm. Cùng clbnhadautu40 tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin về kỳ hạn của trái phiếu nhé!
Kỳ hạn trái phiếu là gì?
Kỳ hạn trái phiếu (KHTP) là khoảng thời gian được tính từ lúc phát hành trái phiếu cho đến thời gian đáo hạn. Theo đó ngày đáo hạn trái phiếu là ngày tổ chức huy động phát hành phải mua lại trái phiếu. Ngoài ra thì trong khoảng thời gian từ khi phát hành trái phiếu cho đến thời gian đáo hạn, người phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lãi theo đúng cam kết cho người nắm giữ trái phiếu.
Hiện nay KHTP được chia thành 3 nhóm:
- Ngắn hạn: trái phiếu nắm giữ có kỳ hạn từ 1-5 năm
- Trung hạn: trái phiếu nắm giữ có kỳ hạn từ 5-12 năm
- Dài hạn: trái phiếu nắm giữ có kỳ hạn từ 12-30 năm
Tại sao nên nắm rõ thông tin về kỳ hạn của trái phiếu
Những nhà đầu tư thông minh và có kinh nghiệm dày dặn sẽ biết nắm rõ những điều quan trọng về KHTP để tối ưu hóa được lợi nhuận mong muốn và vì những lý do dưới đây:
- KHTP thể hiện rõ thông tin thời gian chi tiết mà người nắm giữ trái phiếu mong đợi nhận được các khoản thanh toán hay còn gọi là tiền lãi định kỳ. Hơn nữa, kỳ hạn tối thiểu còn giúp nhà đầu tư tính được số năm bao lâu để được hoàn trả toàn bộ khoản vay gốc.
- Lợi tức của trái phiếu phụ thuộc nhiều vào kỳ hạn
- Trong suốt thời gian trái phiếu tồn tại trên thị trường, giá trị của nó sẽ biến đổi qua quãng đời khi lãi suất thị trường thay đổi. Nếu các yếu tố khác không thay đổi, thời gian đáo hạn càng dài thì tính biến động về giá của trái phiếu càng lớn trước sự thay đổi của lãi suất thị trường.
Kỳ hạn của trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ
Kỳ hạn tối thiểu của trái phiếu doanh nghiệp
Có 7 loại hình trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang lưu hành trên thị trường: trái phiếu có thế chấp, trái phiếu thu thập, trái phiếu không có thế chấp, trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có lãi suất ổn định, trái phiếu có thể chuộc lại, trái phiếu có lãi suất thả nổi và cuối cùng là trái phiếu chiết khấu.
Kỳ hạn của các loại trái phiếu trên rất đa dạng. Tuy nhiên, kỳ hạn này sẽ phải được áp dụng đúng theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 90/2011/NĐ-CP, cụ thể là “Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên.”
Bên cạnh đó thì mệnh giá tối thiểu của một trái phiếu là từ 100.00 VND (một trăm nghìn đồng), các mệnh giá khác phải là bội của 100.000VND.
Kỳ hạn của trái phiếu chính phủ
Trái phiếu chính phủ phát hành dưới các hình thức bao gồm: tín phiếu kho bạc (trái phiếu ngắn hạn dưới 1 năm), trái phiếu kho bạc (trái phiếu có thời hạn từ 1 năm trở lên), trái phiếu công trình (có thời hạn 1 năm trở lên, vay vốn cụ thể theo từng công trình theo kế hoạch đầu tư nhà nước).
Ở nước ta hiện nay, TPCP được phát hành thường có kỳ hạn trung và dài hạn, trong đó trung hạn là khoảng 5 năm, 7 năm,10 năm phổ biến nhất, còn dài hạn là từ 15 năm, 20 năm và 30 năm.
Dù là TPCP hay TPDN phát hành thì đều cần phải thực hiện đúng về kỳ hạn quy định tối thiểu là 1 năm.
Kết luận
Hy vọng thông tin bài viết trên đã giúp bạn nắm được thông tin cần thiết về kỳ hạn trái phiếu để có thể lựa chọn được cho mình hình thức đầu tư phù hợp nhất nhé! Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến đầu tư trái phiếu sinh lời hiệu quả và an toàn trong tương lai có thể tham khảo và để lại thông tin dưới đây nhé!
Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức về Trái Phiếu của clbnhadautu40 bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Mua trái phiếu doanh nghiệp và 4 tiêu chí lựa chọn trái phiếu tốt