Lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho tương lai dễ dàng thực hiện

Lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho tương lai là hoạch định và xây dựng một quỹ tài chính vững chắc, đảm bảo cho cuộc sống tốt và vượt qua các rủi ro có thể xảy ra. 

Nếu không muốn những tháng ngày hưu trí phải sống trong sự lệ thuộc con cháu; và cuộc sống khốn khổ hay những mục tiêu phải trì hoãn, không thực hiện được vì vấn đề tài chính, bạn cần phải tiết kiệm từ sớm. Vậy làm thế nào để tiết kiệm tiền cho tương lai hiệu quả; mà cuộc sống ở hiện tại vẫn được đảm bảo? 

Lên kế hoạch tiết kiệm tiền ngay hôm nay như thế nào?

Thiết lập mục tiêu trước khi lên kế hoạch tiết kiệm tiền

Mỗi khi tiến hành việc gì mà muốn thành công, bạn đều cần phải lên kế hoạch cụ thể chi tiết; và dự kiến bỏ túi một vài trường hợp có thể xảy ra. Tương tự đối với việc lập kế hoạch tiết kiệm tiền cho tương lai cũng vậy.

Mục tiêu tiết kiệm có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ hiện tại bạn đang muốn tiết kiệm để mua một căn chung cư. Vậy bạn phải có kế hoạch để tiết kiệm mỗi tháng bao nhiêu tiền với số tiền lương hiện tại; bạn sẽ tiết kiệm trong bao lâu để hoàn thành mục tiêu? Mục tiêu giúp bạn tiến hành kế hoạch theo đúng thời hạn.

Kế hoạch tiết kiệm tiền

Tiết kiệm ngay lập tức, đừng chần chừ

Khi đã có mục tiêu, hãy bắt tay ngay vào việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền. Nếu không làm ngay, có thể kế hoạch này sẽ bị trì hoãn đến tháng sau hay thậm chí là cả năm sau đó.

Bởi nhu cầu chi tiêu mua sắm và nhiều cám dỗ khác khiến con người khó vượt qua. Bạn nên hy sinh những nhu cầu không cần thiết ở hiện tại, để đạt được những mục tiêu tương lai.

Đồng thời, hãy bắt tay ngay vào việc thực hiện. Đừng để những tư tưởng “để dành” hay “chần chừ” ảnh hưởng đến tốc độ và thời gian hoàn thành kế hoạch tiết kiệm. 

Kế hoạch tiết kiệm tiền thông minh là cắt giảm chi phí của bạn

Một trong những nguyên tắc của việc tiết kiệm thông minh là bạn phải cắt giảm chi phí của chính mình. Hay nói cách khác, tiết kiệm là hình thức chi tiêu thông minh; khi mà bạn có thể cắt giảm các chi phí không cần thiết; để phục vụ những mục tiêu quan trọng và thiết thực hơn.

Chính vì vậy ngay từ bây giờ hãy lên kế hoạch cho những gì bạn thực sự muốn; và những thứ mà bạn có thể cắt giảm để quỹ tiết kiệm của bạn tăng theo đúng mục tiêu.

Kế hoạch tiết kiệm tiền hiệu quả là thực hiện mua sắm thông minh

Trước khi quyết định mua bất kỳ một món đồ nào đó, hãy hỏi bản thân rằng nó có thực sự cần thiết hay không, nếu không thì ảnh hưởng như thế nào. Việc so sánh được mất khi mua hoặc không mua món đồ này liệu có ổn?

Để có thể tiết kiệm tiền đúng cách, tốt nhất bạn nên so sánh mức giá tiền này với mức lương hiện tại, chúng đáng giá bao nhiêu ngày lương. Như vậy, bạn có thể nhận thấy công sức làm việc vất vả liệu có phù hợp để mua những món đồ đó hay không.

Giữ lại tối thiểu 15-20% thu nhập trong tháng cho khoản tiết kiệm

Các nhà kinh tế thường khuyên chúng ta tiết kiệm khoảng 20% thu nhập cá nhân để xây dựng một tài khoản tiết kiệm. 20% là một con số lý tưởng, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy mình là người có thu nhập thấp, chi tiêu eo hẹp; thì bạn có thể linh động điều chỉnh khoản tiết kiệm mỗi tháng là 10-15% tiền lương. Và bạn cần đảm bảo con số này không dưới mức 10%.

Đây là cách tiết kiệm tiền cơ bản hiệu quả nhất cho gia đình; mà bạn cần nắm để xây dựng khoản tiết kiệm ngay từ bây giờ. Nên trích ra khoảng 20% thu nhập cá nhân dùng để tiết kiệm tiền nhé.

Kế hoạch tiết kiệm tiền

Không mua bất kỳ món đồ gì vì chúng đang “on sale”

Đừng mua những món đồ đang sale; vì bạn sẽ hối hận ngay sau khi thanh toán đấy. “On sale” là chương trình của các cửa hàng nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ ràng về vấn đề mua một món đồ; vì chúng rẻ hay thực sự hữu dụng với nhu cầu hàng ngày của bản thân.

Chỉ thực sự mua những đồ dùng, vật dụng khi bạn đang thiếu và chúng cần thiết với cuộc sống. Không chỉ vậy, những món đồ giảm giá chưa hẳn là sản phẩm tốt; nên hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng trước khi quyết định mua. Bạn sẽ không có cơ hội được hối hận sau khi đã thanh toán đâu.

Hạn chế mang theo thẻ tín dụng khi đi mua sắm

Tốt nhất nên để thẻ tín dụng ở nhà và cất vào tủ; để bạn không lỡ tay vượt quá chi tiêu khi cà thẻ. Thẻ tín dụng được sử dụng theo hình thức chi tiêu trước và thanh toán sau; giúp người dùng cân bằng ngân sách của mình.

Tuy nhiên, nhược điểm của việc thanh toán bằng thẻ là khiến bạn quẹt thẻ “quên trời đất” những món đồ vượt khả năng tài chính. Việc này sẽ khiến bạn phải “gồng lưng” trả nợ vào những tháng sau đó.

Kế hoạch tiết kiệm tiền là không bỏ hết trứng vào một giỏ

Đây là một trong những quy tắc đầu tư, tích lũy mà rất nhiều chuyên gia tài chính khuyến khích mọi người nên áp dụng. Nghĩa là bạn đừng đầu tư, tích lũy tất cả tiền mà mình có vào một loại hình đầu tư nhất định để hạn chế rủi ro.

Điều bạn cần làm là đa dạng hóa danh mục các kênh tiết kiệm, tích lũy. Tỷ phú Warren Buffett từng chia sẻ bài học này rằng, nên tích lũy đầu tư vào mỗi ngành một chút; khi ngành này gặp khó khăn có thể lấy vốn ở ngành khác để hỗ trợ.

>>> Tiết kiệm tiền lương hàng tháng ngay từ hôm nay để giàu lên từng ngày

Các cách tiết kiệm tiền cho tương lai hiệu quả và an toàn 

Tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm hiệu quả và an toàn là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Việc lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho tương lai qua các kênh an toàn là cách giúp bạn đảm bảo quỹ tài chính vững chắc nhất; không bị gián đoạn và đổ vỡ kế hoạch mà bản thân đã đưa ra. 

Mua vàng

Vàng là một kim loại quý có giá trị thanh khoản cao và hình thức đầu tư an toàn từ xa xưa. Hầu hết mọi người sẵn sàng mua vàng để tiết kiệm vì vàng không bị hao hụt về mặt giá trị; dù giá vàng có giảm thì giá trị cơ bản của sản phẩm này cũng không có sự thay đổi lớn. 

Hãy thử làm một phép tính toán đơn giản, mức lương mỗi tháng của bạn là 15 triệu đồng và bạn dành ra 3 triệu để tiết kiệm bằng cách mua 1/2 chỉ vàng. Hàng tháng bạn đều đặn tiết kiệm bằng cách này; thì sau 1 năm bạn có 6 chỉ vàng và sau 10 năm tiết kiệm bạn sẽ có trong tay 60 chỉ vàng. Với tỷ giá vàng hiện nay khoảng 56 triệu đồng/lượng; thì 60 chỉ vàng bạn tích trữ được sẽ có giá trị là 336 triệu đồng (tính ở thời điểm hiện tại). Tuy nhiên, do vàng là kim loại quý có giá trị tăng – giảm thay đổi liên tục theo thời gian nên mức giá này không phải là cố định. 

Gửi tiết kiệm

Kế hoạch tiết kiệm tiền

Đây là một trong những cách tiết kiệm tiền thông dụng và được nhiều người áp dụng nhất nhờ vào tính an toàn, khả năng sinh lời ổn định. Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bạn được linh hoạt lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp với nhu cầu và mục đích tiết kiệm tiền của bản thân. Số tiền gửi tiết kiệm sẽ sinh lời ổn định; bạn gửi kỳ hạn càng dài thì số tiền lãi nhận được sẽ càng lớn. 

Một nhược điểm của gửi tiết kiệm là lãi suất thấp; nhưng đối với nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp thì vẫn là lựa chọn ưu tiên.

>>> Mua trái phiếu và gửi tiết kiệm ??

Mua nhà đất

Mua nhà đất là một cách tiết kiệm tiền cho tương lai được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, muốn tiết kiệm bằng cách này bạn phải có trong tay một số tiền lớn, nên cách này thích hợp cho những người có điều kiện kinh tế dư dả. Bạn dùng số tiền mình có để mua nhà đất với mục đích tiết kiệm tiền cho tương lai. Ngôi nhà bạn mua có thể dùng để ở, cho thuê lại và kiếm thêm thu nhập hàng tháng; hoặc có thể bán khi cần tiền. Giá bán nhà đất tại thời điểm bạn bán có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với thời điểm bạn mua vì phụ thuộc vào giá trị trường, vị trí ngôi nhà và khu vực đất mà bạn mua.

Mỗi một cách tiết kiệm tiền đều mang lại ưu điểm riêng. Tùy theo mục tiêu tiết kiệm về cả số tiền và thời gian mà bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Dù lựa chọn kênh tiết kiệm nào bạn cũng nên xác định rõ mục tiêu và xây dựng kế hoạch tiết kiệm cụ thể.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin tức của clbnhadautu40 bạn nhé!

CÓ THỂ BẠN SẼ QUAN TÂM:

>>> 30/4 đi đâu tránh nơi đông người, tận hưởng kỳ nghỉ an toàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *