Cùng sự ra đời của Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm trực thuộc Bộ Tư pháp dựa theo Quyết định số 104/2001/QĐ-TTg; Bộ luật Dân sự đã ra vấn đề quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm. Vậy, việc đăng ký giao dịch bảo đảm là gì, quy định ra sao?
Khái niệm về giao dịch bảo đảm

Biện pháp bảo đảm (BPBĐ) là công cụ hữu hiệu nhằm mục đích ngăn ngừa hành vi vi phạm từ bên có nghĩa vụ; vừa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. BPBĐ có vai trò rất quan trọng trong các giao lưu dân sự; đặc biệt là trong mối quan hệ kinh doanh – thương mại.
“BPBĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp trong đó một bên được sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình; hoặc vận dụng uy tín của mình (gọi là bên bảo đảm) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của chủ thể khác (bên được bảo đảm)”. Theo pháp luật Việt Nam, các BPBĐ chủ yếu có tính chất tài sản; trừ biện pháp tín chấp. Nhìn chung, pháp luật các nước nói chung và Việt Nam nói riêng khá tương đồng về khái niệm BPBĐ; tuy có sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ.
Theo hướng dẫn của UNCITRAL, thì “Giao dịch bảo đảm (GDBĐ) nhằm xác lập lợi ích bảo đảm. Mặc dù việc chuyển nhượng tuyệt đối khoản phải thu không đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ; nhưng vì để thuận tiện cho việc dẫn chiếu; GDBĐ bao gồm cả việc chuyển nhượng khoản phải thu”; trong đó lợi ích đảm bảo là một lợi ích tài sản gắn với một tài sản nhất định; nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nhất định. Theo pháp luật tại Mỹ thì quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm cũng là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Có thể thấy, “lợi ích bảo đảm” cũng khá tương đồng với “BPBĐ”.
>>> Làm gì với số vốn 50 triệu? Những ý tưởng khởi nghiệp thành công
Hợp đồng bảo đảm
Khái niệm
Tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định về thi hành bộ luật Dân sự trong việc quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, hợp đồng đảm bảo được hiểu:
- Hợp đồng bảo đảm bao gồm HĐ cầm cố tài sản, HĐ thế chấp tài sản, HĐ đặt cọc, HĐ ký cược, HĐ ký quỹ, HĐ mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, HĐ bảo lãnh hoặc HĐ tín chấp.
- Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa 2 bên bảo đảm và bên nhận; hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và những người có nghĩa vụ được bảo đảm.
- Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng HĐ riêng; hoặc là điều khoản về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác; miễn phù hợp với quy định của pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực trong quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

Theo Điều 22 NĐ 21/2021/NĐ-CP Quy định về thi hành bộ luật Dân sự về việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ; hiệu lực theo quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hợp đồng:
- Hợp đồng bảo đảm được chứng thực, công chứng theo quy định của Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì sẽ có hiệu lực từ thời điểm được chứng thực, công chứng.
- Hợp đồng bảo đảm không thuộc vào trường hợp trên; thì sẽ có hiệu lực từ thời điểm do giữa các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận nào; thì hiệu lực tính từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
Trường hợp có tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận; thì phần nội dung HĐ bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn có hiệu lực; tài sản đảm bảo được bổ sung hoặc thay thế; thì việc bổ sung, sửa đổi hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định từ Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan.
BPBĐ chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3 không làm thay đổi; hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của HĐ bảo đảm.
>>> Sách đầu tư chứng khoán nào bạn không nên bỏ qua?
Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm
Cụm từ “quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm” chỉ có trong Bộ luật Dân sự 2005. Trước đó mới chỉ quy định trong NĐ số 08/2000/NĐ-CP; cùng với sự ra đời của Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm trực thuộc Bộ Tư pháp theo QĐ số 104/2001/QĐ-TTg.
Theo đó, cụm từ “đăng ký giao dịch bảo đảm” được sửa đổi thành “đăng ký biện pháp bảo đảm”; vì ngoài việc đăng ký một số giao dịch; thì còn đăng ký thêm cả 1 biện pháp đảm bảo là bảo lưu quyền sở hữu.
BPĐB được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật. Hệ thống đăng ký tài sản, đăng ký sở hữu nói chung; và đăng ký BPĐB nói riêng hiện nay vẫn còn tản mạn, manh mún do nhiều cơ quan quản lý; như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Có 5 loại cần đăng ký giao dịch bảo đảm gồm: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp tàu biển; thế chấp tàu bay, cầm cố tàu bay; thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; và các trường hợp khác, nếu pháp luật quy định. Còn những giao dịch đảm bảo bằng tài sản khác được đăng ký khi cá nhân/tổ chức có yêu cầu.
Hãy là một nhà đầu tư thông thái hiểu rõ nhu cầu sinh lời cũng như khả năng của bản thân để vạch kế hoạch chính xác!