Trang chủ /✅ tin tức /✅ Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam – Vẻ đẹp truyền thống dân tộc

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam - vẻ đẹp truyền thống dân tộc

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam – Vẻ đẹp truyền thống dân tộc

Tết là thời gian mà gia đình có thể quây quần bên nhau sau 1 năm tất bật với công việc. Đối với người Việt Nam đây là một ngày quan trọng nhất. Sau bao nhiêu năm, những phong tục tết cổ truyền Việt Nam vẫn còn được giữ nguyên những bản sắc dân tộc. Những truyền thống phong tục mang tính đặc trưng. Và gắn kết tình cảm con người. 

Đưa ông táo về trời

Khoảng 10 ngày trước tết, mọi người bắt đầu dọn dẹp lại nhà cửa, sơn sửa quét dọn. Và cùng mua sắm đồ dùng, quần áo mới để đón tết. Ngay từ ngày 23 tháng Chạp tức 23 tết. Các gia đình sẽ quét dọn nhà bếp, bàn thờ ông Công ông Táo để tiễn ông về trời. Kèm theo đó là một mâm cúng nho nhỏ gồm trái cây. giấy tiền và một con cá chép. Vì ông Táo sẽ cưỡi cá chép để bay về trời. Sau đó cá chép phải được đi phóng sinh ở sông, hồ. 

Quan niệm rằng, khi tiễn ông Táo về sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp. Vì đây là ngày mà Ngọc Hoàng ban thưởng hoặc trách phạt gia chủ. Dựa theo những gì mà ông Táo báo cáo. 

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam: Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh dày là món ăn không thể thiếu của bất cứ nhà nào vào ngày tết. Truyền thống gói bánh chưng đã có từ lâu đời. Bắt nguồn từ sự tích Lang Liêu thời Vua Hùng. Với ý nghĩa rằng cho dù có bao nhiêu sơn hào hải vị cũng không thể quý bằng hạt gạo nuôi sống con người.

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam Ngoài ra, bánh chưng hình vuông màu xanh tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn màu trắng tượng trưng cho trời. Thể hiện sâu sắc triết lý âm dương, bày tỏ lòng thành kính của con người. Đây là món ăn tuy đơn giản nhưng từ quy trình gói bánh, luộc bánh cực công phu. Chỉ những người lớn tuổi trong nhà mới có kinh nghiệm và cách nấu bánh ngon. 

Là món ăn mộc mạc nhưng sang trọng để cúng bái tổ tiên. Thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn. Nhà nào cũng phải có bánh chưng trong ngày tết cổ truyền này.

>>> Ăn gì ngày Tết? Thực đơn các món ngon cho bữa cơm ngày Tết

Thăm mộ tổ tiên

2 3 ngày trước năm mới, thăm mộ tổ tiên là một việc cực kỳ quan trọng của mọi nhà. Các gia đình sẽ cùng nhau ra mộ dọn cỏ, sửa sang để bày tỏ lòng thành kính. Ghi nhớ công ơn sinh thành và tấm lòng hiếu thảo. 

Kèm theo đó là một mâm cúng nhỏ cùng giấy tiền vàng để đốt cho vong linh được sung túc. Ngoài ra, họ sẽ mời vong hồn tổ tiên về cùng với con cháu ngày đầu năm để đón mừng tết. 

Tảo mộ là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền rất quan trọng. Nhất là đối với những gia đình có đạo thờ ông bà. Theo đó, khi gia đình đến dọn dẹp chăm sóc mộ những ngày cuối năm xong. Sẽ quay trở lại đón ông bà về nhà vào trưa 30 tết. Và đưa vào mùng 3 hoặc mùng 4 tết. Với niềm tin rằng sẽ được tổ tiên phù hộ nhiều may mắn hơn trong năm mới.

Cúng giao thừa

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Vậy nên đêm giao thừa cũng có lễ cúng đặc biệt quan trọng. Thường chia làm 2 lễ, một ngoài trời và một lễ trong nhà. 

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

Người Việt Nam tin rằng, có năm mới bắt đầu thì ắt phải có kết thúc. Vậy nên, bày mâm cúng với mong muốn bỏ đi hết tất cả điềm xui xẻo, không may mắn. Mở đầu một năm mới nhiều tài lộc và những điều tốt đẹp sẽ tới. 

Sau buổi cúng là thời gian mà gia đình đều quây quần bên nhau đón không khí của năm mới. Thưởng thức bữa cơm gia đình đầm ấm và chúc nhau những điều tốt đẹp.

Xem thêm:

>>> Tết âm lịch 2021 đi đâu chơi Sài Gòn vừa rẻ vừa vui

>>> Đi tham quan du lịch ở đâu vào tết âm lịch năm 2021

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam: Xông đất ngày đầu năm 

Nguyên Đán còn có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của năm. Mọi thứ của năm mới được bắt đầu, mới mẻ. Chính vì vậy, thời điểm từ giao thừa cho đến hết mùng một rất quan trọng. Người khách đầu tiên đến thăm nhà được gọi là người xông đất, xông nhà. Theo quan niệm dân gian, người xông nhà có ảnh hưởng rất lớn để vận hậu cả năm của gia chủ. 

Do đó, thông thường chủ nhà mỗi nhà thường cân nhắc và nhờ người có đức hạnh, chức phận, tính tình tốt đến xông nhà. Để có thể hưởng được phúc và tài lộc của người đó. Vậy nên, hiểu được điều đó, nên mọi người ít đi chúc tết vào mùng 1. Và cũng cân nhắc khi đến nhà ai đó vào ngày đầu năm mới. 

Đi lễ chùa đầu năm 

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

Lễ chùa ngày đầu năm là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Do Việt Nam đạo Phật rất phổ biến. Nên chùa là nơi mà mọi người ghé thăm rất đông dịp tết. Ngoài việc có thể tìm được sự bình an trong tâm hồn, người người còn đến để hái lộc. Cầu Phật phù hộ cho gia đình được an lành, cầu cho cha mẹ sức khỏe. Và năm mới gặp nhiều may mắn hơn. 

Vẫn còn nhiều phong tục tết cổ truyền Việt Nam mà mọi người thường làm vào ngày đầu năm. Tết cũng sắp đến rồi, bạn hãy cùng lên kế hoạch đón tết cùng gia đình thật sung túc nhé. Chúc bạn có năm mới nhiều may mắn. 

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin tức của clbnhadautu40 bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán Việt Nam

[contact-form-7 404 "Not Found"]

    Kiểm tra thêm

    Giá xăng dầu hôm nay: Biến động liên tục, tăng giảm thất thường

    Giá xăng dầu hôm nay: Biến động liên tục, tăng giảm thất thường

    5 / 5 ( 1 bình chọn ) Xoay quanh những bất ổn của thị …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    đầu tư hôm nay lộc lá đầy tay