So với cuối năm 2021, giá trị VCB gần như “giậm chân tại chỗ”; trong khi các mã cổ ngân hàng khác đều tăng đều hàng chục, hàng trăm %. Liệu trong bước qua 2022, mã VCB có tăng trưởng mạnh giúp nhà đầu tư gặt quả ngọt? Cùng clbnhadautu40.com phân tích đánh giá và xem có nên đầu tư cổ phiếu Vietcombank trong thời điểm sắp tới hay không?
Tại sao nói đầu tư cổ phiếu Vietcombank lại an toàn và mang lợi nhuận cao?

Cổ phiếu ngân hàng vốn được mệnh danh là “cổ phiếu vua”. Vì mặc thị trường vừa qua có “sóng gió”; nó vẫn có những thời kỳ huy hoàng, là tâm điểm của những sàn giao dịch. Mặc dù cũng có những lúc cổ phiếu ngành ngân hàng bị rớt giá. Nhưng sau khủng hoảng, nó đã vực mình dậy và lại tiếp tục leo thang. Đứng cạnh ngân hàng cùng với fintech, dệt may, chứng khoán,… là những ngành tiềm năng để đầu tư sinh lợi tốt.
Các cổ phiếu ngân hàng thương mại quy mô như ông lớn Vietcombank luôn được các nhà đầu tư ưu tiên “săn đuổi”. Ngân hàng thì cũng là một doanh nghiệp kinh doanh; mà họ kinh doanh sinh lời thì nhà đầu tư vào mới mau chóng sinh lời. Theo báo cáo tài chính của VCB cho thấy, ngân hàng này luôn đạt kết quả kinh doanh cao; năm sau tăng hơn so với năm trước, dù ít hay nhiều.
Một điểm cộng nữa giúp Vietcombank uy tín hơn trong mắt NĐT là luôn giữ tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Lý do dễ hiểu vì ngân hàng này có quy chế siết chặt trong thủ tục vay vốn. Hội đồng thẩm định chuyên gia, nghiêm túc trong khâu phê duyệt hồ sơ tín dụng của khách hàng. Từ đó, rất khó có một đối tượng với khả năng trả nợ kém lọt vào danh sách vay vốn của VCB.
>>> Cách mua cổ phiếu nước ngoài tại Việt Nam nhanh chóng
Diễn biến tạo sóng trong nhóm Ngân hàng của VCB
Cuối tháng 11 vừa qua, VN-Index tăng được 2,8% nhờ công lao rất lớn của cổ nhóm Ngân hàng, đặc biệt là VCB. Dù bị ngáng đường do thông tin biến chủng Omicron; thì đầu tư cổ phiếu Vietcombank vẫn đạt được thành quả tăng 8,25% lên 105.000 đồng/CP.
Câu hỏi đặt ra lúc này với VCB là liệu có thể bảo toàn được mức thị giá “3 chữ số” trong đà tăng lần này; hay sẽ lại gây hụt hẫng với nhà đầu tư. Và đến thời điểm hiện tại, câu trả lời đã có với mỗi NĐT; khi mà giá trị vào ngày 29/12/2021 kết thúc với giá đóng cửa ở mức 79.500 đồng/CP; lao dốc với mức giá trung bình vốn có.

Trong đợt sóng lớn nhất của Ngân hàng hồi giữa năm; VCB cũng không giữ được mốc “3 số” sau khi các mã cổ phiếu Ngân hàng bị nguội đi.
Lần bứt phá 3 số hồi tháng 11 của “ông vua ngành Ngân hàng” đúng là đã tạo ra nhiều sức sống giúp VN-Index vươn qua 1.500 điểm. Tuy nhiên, nếu xét lại yếu tố thanh khoản; quy mô thực tế lại thấp hơn nhiều so với đợt tạo sóng hồi giữa năm. Vì thế, dễ suy ra được kết quả giá cổ VCB lại lao dốc như hiện nay.
>>> Tổng quan về thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh
Đầu tư cổ phiếu Vietcombank vẫn giữ “ngôi vương” ngành Ngân hàng
Dù biến động giá còn khá thất thường là vậy; nhưng thực tế VCB vẫn luôn là mã cổ phiếu hàng đầu trong trong ngành.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, dư nợ tín dụng VCB đã tăng trưởng ấn tượng với 936,3 nghìn tỷ (+11,5% so với đầu năm; và 1,6% so với quý 2/2021) – mức tăng cho là khá cao xét theo quy mô ngành ngân hàng; dĩ nhiên đặt trong bối cảnh dịch bệnh/ giãn cách liên tiếp 9 tháng đầu năm.
Mức tăng 11,5% này hiện đã vượt chỉ tiêu so với kế hoạch 2021 đã đề ra (10,5%). Khối khách hàng cá nhân (cho vay mua nhà); và khối doanh nghiệp SMEs hiện vẫn là động lực tăng trưởng dư nợ tín dụng chính.
Trong quý 4/2021, tiền gửi khách hàng tín hiệu tăng mạnh. Có vẻ như trước tình hình dịch bệnh phức tạp (khiến việc kinh doanh, đầu tư trở nên rủi ro hơn) đã giúp một lượng tiền lớn từ thị trường đã rút về kênh gửi tiết kiệm; và đáng chú ý nữa là ngay cả với Vietcombank – ngân hàng hiện có lãi suất huy động thấp nhất thị trường.
MAS cho rằng tỷ lệ nợ xấu của VCB có thể đạt 1,20% cuối năm 2021; cùng với Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay của ngân hàng sẽ giảm xuống chỉ còn 153,7%. Dự đoán xu hướng tiến hành trích lập dự phòng mạnh mẽ vẫn sẽ diễn ra trong cả 2 năm 2022 và 2023.
Có nên đầu tư cổ phiếu Vietcombank thời điểm hiện nay?

>>> Điều kiện và quyền sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại
Hết năm 2021, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 12%/năm; Vietcombank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế thu về đạt 25.200 tỷ VND; tăng tương ứng tăng 12% so với năm 2020.
Bên cạnh đó, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; hoạt động cho vay tăng trở lại nhưng trong khi lãi suất thấp; tiền gửi không kỳ hạn tăng vì người dân hạn chế sử dụng tiền mặt; làm biên lợi nhuận của các ngân hàng tăng. Mặt khác, các dịch vụ bảo hiểm và nhiều dịch vụ khác phát triển mạnh; cũng giúp tăng trưởng đáng kể lợi nhuận cho ngân hàng.
Định giá của cổ phiếu VCB luôn cao hơn với những ngân hàng khác; nhờ có thị phần lớn, nền tảng vững chắc, mạng lưới chi nhánh rộng khắp; quản trị rủi ro hiệu quả, chỉ số an toàn tài chính cao. Clbnhadautu40.com tin rằng trong năm 2022, Vietcombank sẽ lấy lại đà tăng trưởng biên lợi nhuân cao.
Trên đây là bài viết về đầu tư cổ phiếu Vietcombank. Theo đánh giá đầu tư vào Vietcombank an toàn như gửi tiết kiệm. Thay vào đó, NĐT còn hưởng lợi nhuận tốt, an toàn từ khoản tiền nhàn rỗi; hơn là với lãi suất chỉ từ 4-6%/năm từ gửi tiết kiệm.