Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào ngày 28/11/1996. Đến nay, thị trường chứng khoán của Việt Nam đã thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Kết quả sau 20 năm vận hành và phát triển
Tính từ khi thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam đến tháng 06/2020. Thông qua TTCK, Chính phủ và các doanh nghiệp đã huy động được trên 2,4 triệu tỷ đồng. Để đưa vào sản xuất kinh doanh. Riêng trong giai đoạn 2011 đến nay, quy mô huy động vốn qua TTCK đạt khoảng 1,7 triệu tỷ đồng. Đóng góp bình quân 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Quy mô vốn hóa TTCK có sự tăng trưởng vượt bậc. Từ mốc sơ khai, vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP vào năm 2000. Đến nay (tính đến hết tháng 6/2020) giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu là 3.894 nghìn tỷ đồng, đạt 64,5% GDP (quy mô tăng 3.949 lần trong vòng 20 năm). Mức vốn hóa thị trường trái phiếu tăng trưởng tích cực.Tương đương trên 30,3% GDP năm 2019. Trong đó riêng thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt gần 10,9% GDP.
Sự phát triển của TTCK Việt Nam đã góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế trên cả 3 trụ cột. Đầu tiên là cải cách doanh nghiệp nhà nước. Thông qua cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước bằng các cơ chế đấu giá minh bạch, hiện đại. Và gắn cổ phần hóa với đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK. Thứ hai là tái cơ cấu đầu tư công. Thông qua việc trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho ngân sách nhà nước. Cuối cùng là hỗ trợ quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Đặc biệt là các ngân hàng thương mại tham gia niêm yết trên TTCK.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ
Trong 20 năm qua, cơ quan quản lý đã tích cực, chủ động xây dựng. Đồng thời trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống các văn bản pháp luật. Nhằm ngày càng hoàn thiện khung pháp lý và chính sách cho hoạt động của TTCK.
Trong giai đoạn đầu, để sớm đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào vận hành. Và đảm bảo tính linh hoạt, khung pháp lý cao nhất của thị trường chỉ ở mức Nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, chỉ sau 6 năm TTCK hoạt động, cơ quan quản lý đã xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền trình Quốc hội. Thông qua Luật Chứng khoán đầu tiên của Việt Nam vào ngày 29/6/2006. Tiếp đó, để bảo đảm thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát sinh và thông lệ quốc tế. Cơ quan quản lý đã trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2010. Luật Chứng khoán năm 2019 và hệ thống các văn bản hướng dẫn. Qua đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ. Đồng thời tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển ổn định, bền vững của TTCK.
>>> Công ty đầu tư chứng khoán là gì? Hiểu rõ về đầu tư chứng khoán
Phát triển đầy đủ các loại thị trường, đa dạng hóa sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp
Cơ cấu của thị trường chứng khoán Việt Nam từng bước được hoàn thiện. Từ chỗ chỉ có thị trường cổ phiếu. Đến nay đã có thêm các thị trường mới giao dịch. Như trái phiếu chính phủ và thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh.
Số lượng sản phẩm dịch vụ của thị trường cũng đang ngày càng mở rộng. Nếu giai đoạn đầu chỉ có 2 sản phẩm giao dịch chính là cổ phiếu và trái phiếu chính phủ. Thì giai đoạn 2010-2020, thị trường đã phát triển thêm các sản phẩm mới được nhiều nhà đầu tư đón nhận. Như ETF, chứng quyền có bảo đảm, chứng khoán phái sinh.
Thị trường cổ phiếu hiện có 1.647 mã cổ phiếu. Chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch với quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt gần 1.428 nghìn tỷ đồng. Thị trường trái phiếu có 493 mã trái phiếu niêm yết. Trong đó có 470 mã trái phiếu chính phủ và 23 mã trái phiếu doanh nghiệp. Với giá trị niêm yết đạt 1.200 nghìn tỷ đồng. TTCK phái sinh đã chính thức được vận hành và hoạt động ổn định. Sau gần 3 năm triển khai với 2 sản phẩm đưa vào giao dịch là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Sản phẩm chứng quyền cũng đã được đưa vào giao dịch từ ngày 28/6/2019.
Nâng cao năng lực các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Cùng với sự phát triển của thị trường, số lượng các công ty trung gian trên TTCK cũng tăng mạnh. Và từng bước tái cấu trúc hoạt động theo chiều sâu. Nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường. Năng lực quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin… của các tổ chức trung gian ngày càng được nâng cao. Các loại hình dịch vụ cung cấp trên thị trường ngày càng đa dạng và có chất lượng. Đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tính đến thời điểm hiện tại, có 74 công ty chứng khoán (CTCK) đang hoạt động bình thường. Trong đó có 33 CTCK có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng. Một số CTCK có sự chuyển đổi, đa dạng hóa hoạt động. Như tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường phái sinh, thu xếp nguồn, tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu. Một số CTCK nhỏ bắt đầu tập trung vào các phân khúc khách hàng có thế mạnh. Và có kế hoạch ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) vào hoạt động.
Số lượng công ty quản lý quỹ hoạt động bình thường là 45. Với tổng số tài sản quản lý đạt 350 nghìn tỷ đồng. Gấp hơn 3,4 lần so với thời điểm cuối năm 2011. Các công ty quản lý quỹ hiện đang quản lý 51 quỹ đầu tư chứng khoán các loại. Với tổng tài sản ròng gần 33,6 nghìn tỷ đồng. Gấp 5 lần so với thời điểm cuối năm 2015.
Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin Cổ Phiếu của clbnhadautu40 bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
[contact-form-7 404 "Not Found"]