Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu gì, làm sao mới có thể chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai? Loại trái phiếu này có đặc tính như thế nào và làm sao phân biệt được trái phiếu chuyển đổi là gì và trái phiếu không chuyển đổi là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về các đặc điểm của nó nhé!
Bản chất trái phiếu chuyển đổi là gì? Những điều cần biết về loại chứng khoán đặc biệt này
Bản chất trái phiếu chuyển đổi là gì?
Về bản chất của trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) hiện nay sẽ được hiểu là loại trái phiếu; có thể chuyển thành cổ phiếu thường ở một thời điểm được xác định trước trong tương lai của một doanh nghiệp. Loại trái phiếu này có đặc tính là lãi suất sẽ cố định như bình thường; và lãi suất tương đối thấp hơn so với các loại trái phiếu khác của doanh nghiệp.
Đồng thời trái phiếu này có tiềm năng lớn trong tương lai; là đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty; và đây chính là điểm hấp dẫn nhất thu hút lượng lớn đầu tư của TPCĐ.
Về bản chất thực tế đối với nền kinh tế hiện nay; TPCĐ được xem như là một sản phẩm kép với sự kết hợp giữa tính chất của trái phiếu doanh nghiệp; và quyền thu mua cổ phiếu của chính doanh nghiệp phát hành. Quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp cho phép người nắm giữ cổ phiếu có quyền mua; mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định sẵn.
Ưu nhược điểm của TPCĐ đối với công ty phát hành trái phiếu
Ưu điểm của TPCĐ đối với công ty phát hành trái phiếu là chi phí phát hành trái phiếu; và lãi suất phải trả sẽ thấp hơn so với phát hành trái phiếu thường và lãi suất của ngân hàng. Và đồng thời sẽ làm tăng vốn cổ phần trong tương lai; khi Trái phiếu nợ chuyển đổi thành vốn cổ phần của công ty.
Nhược điểm của loại trái phiếu này là có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty bởi có nhiều cổ đông muốn tham gia vào điều tiết hoạt động của công ty đó. Và kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi; tương đương với việc làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty.
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giúp bạn dập nghèo nhanh hơn dập dịch
Ưu nhược điểm của TPCĐ đối với các nhà đầu tư mua trái phiếu
Về ưu điểm thì TPCĐ cũng không khác trái phiếu thường. TPCĐ vẫn được nhận tiền lãi với một lãi suất cố định; và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào thời điểm đáo hạn. Người nắm giữ trái phiếu sẽ có nhiều quyền ưu tiên hơn; các cổ đông nắm giữ cổ phiếu theo luật phá sản khi công ty phá sản và bị thanh lý hay sáp nhập. Nắm giữ TPCĐ thì bạn sẽ được chủ động được quyền mua bán; sao cho mình không bị lỗ nặng trong trường hợp xấu nhất.
Nhược điểm của TPCĐ đối với các nhà đầu tư đó là mức lãi suất thấp hơn so với các loại trái phiếu khác; thời gian TPCĐ dài nên sẽ tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro không xác định trước.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi của trái phiếu
Khi TPCĐ bắt đầu được phát hành mới thì giá của của loại trái phiếu này sẽ được đẩy lên cao hơn; giá thị trường hiện hành của cổ phiếu thường của doanh nghiệp đó. Điều này sẽ giúp hạn chế các nhà đầu tư TPCĐ; ngay lập tức TPCĐ liền lúc đó. Những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi; hoặc giá TPCĐ ban đầu của loại trái phiếu này chính là:
Giá của cổ phiếu thường của doanh nghiệp tại thời điểm TPCĐ mới được phát hành. Thu nhập dự tính của tổ chức phát hành trái phiếu và ảnh hưởng của nó trên giá Cổ phiếu.
Dựa vào xu hướng chung của thị trường; TPCĐ sẽ được ưa chuộng đối với các nhà đầu tư trong một thị trường Cổ phiếu đang lên giá.
Thời gian chuyển đổi của trái phiếu có thời gian càng dài thì tỷ lệ chuyển đổi ban đầu càng không thích hợp. Vì Trái phiếu chuyển đổi có thể làm giảm vốn cổ phần của các cổ đông; nên họ sẽ có quyền ưu tiên mua Trái phiếu được phát hành mới với giá ưu tiên thấp hơn giá trị thị trường của Trái phiếu đó trước.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này; nếu có gì thắc mắc hãy để lại thông tin cho chúng tôi nhé!
Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức về Trái Phiếu của clbnhadautu40 bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu để lựa chọn đúng khẩu vị đầu tư!