Trang chủ /✅ Kinh doanh /✅ Tình hình thị trường kinh doanh bán lẻ hiện nay tại Việt Nam

Tình hình thị trường kinh doanh bán lẻ hiện nay tại Việt Nam

Tình hình thị trường kinh doanh bán lẻ hiện nay tại Việt Nam

Thị trường kinh doanh bán lẻ hiện nay ở nước ta chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong những năm qua. Trước ảnh hưởng của đại dịch, thị trường bán lẻ gặp nhiều khó khăn; đòi hỏi những doanh nghiệp phải chuyển đổi và thích nghi mới có thể trụ vững và phát triển tốt trong năm tới.

Tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ tại Việt Nam

Với quy mô dân số hơn 96 triệu dân, Việt Nam đang dần trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn; thu hút nguồn vốn lớn đầu tư từ nhiều nước trên thế giới. Đến cuối năm 2019 doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người của Việt Nam là 51,2 triệu đồng; cao xấp xỉ gấp 2.61 lần so với số liệu năm 2010 là 19.3 triệu đồng. Đóng góp khoảng 8% vào tổng sản phẩm quốc nội GDP của nước ta trong năm. Trong đó, doanh thu bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng 75% tổng mức bán lẻ.

Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại của nước ta thấp hơn nhiều; so với các nước trong khu vực. Cụ thể, tổng mức bán lẻ Việt Nam đạt 25%; trong khi chỉ số này rất cao ở các nước bạn như Philippine – 33%, Thái Lan – 34%, Singapore – 90%, Malaysia – 60%…Chính là điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm tới.

Đầu năm 2020, nền kinh tế chịu tác động nặng nề của đại dịch; thị trường bán lẻ đã có sự chuyển mình để đáp ứng thói quen mua sắm tiêu dùng mới. Các nhà bán lẻ chủ động đầu tư lớn vào công nghệ; chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng trực tuyến.

TÌM HIỂU THÊM:

>>> Những cách kinh doanh ít vốn HOT năm 2021

>>> Cách marketing online những mặt hàng kinh doanh ít vốn

>>> 6 cách đầu tư tài chính thông minh đem lại hiệu quả cao

Tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ tại Việt Nam

Những cơ hội và thách thức

Cơ hội vàng để đón đầu làn sóng đầu tư

Với nền tảng và thế mạnh sẵn có; ngành bán lẻ của nước ta sẽ tăng trưởng và trở thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ số đã tạo nhiều cơ hội phát triển với những dịch vụ đa dạng; hiệu quả và nhanh chóng. Việt Nam là đất nước có cơ cấu dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ người dân dùng thiết bị di động thông minh cao; giúp cho ngành bán lẻ phát triển đa kênh; đặc biệt là các kênh thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát dịch Covid hiệu quả nhất thế giới; cộng với nền chính trị ổn định. Hứa hẹn sẽ là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

Với hệ thống bán lẻ hiện đại, người tiêu dùng sẽ được tiếp cận những sản phẩm; và dịch vụ chất lượng cao từ EU. Các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA; thậm chí cả CPTPP về thương mại điện tử sẽ tạo ra những cơ hội mới cho mô hình bán lẻ điện tử. Đồng thời đóng góp vào sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam.

Cơ hội vàng để đón đầu làn sóng đầu tư

Những thách thức của thị trường kinh doanh bán lẻ hiện nay

Tình hình thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới, dự báo thách thức có thể nhiều hơn cơ hội. Thị trường bán lẻ có nhiều tiềm năng nên thời gian qua; làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào ngành bán lẻ Việt Nam thông qua các tập đoàn bán lẻ như: Lotte, Circle K, Aeon, Central Group, K Mart, Family Mart… 

Khi hội nhập vào EVFTA, mở cửa cho hàng hóa và dịch vụ từ các nước đối tác thuộc EU đến nước ta. Các doanh nghiệp Việt sẽ mất lợi thế sân nhà và phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp từ các nước khác trên thế giới. Nhất là các doanh nghiệp SME – doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế, cần có sự chuẩn bị trước về các phương án kinh doanh mới; nếu không các doanh nghiệp của ta sẽ bị thâu tóm hoặc mất thị phần bán lẻ tại nước nhà.

Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ số, ngành bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển giao từ truyền thống sang mô hình bán hàng đa kênh. Bao gồm các kênh online như website, các kênh mạng xã hội như facebook, instagram, zalo… Các kênh offline truyền thống như bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, siêu thị, đại lý…. Mô hình này không chỉ giúp thương hiệu tương tác với người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi; trên mọi thiết bị công nghệ mà còn kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đây là một trong những xu thế hiệu quả trong thời gian tới; mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần bắt nhịp.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức Kinh Doanh của clbnhadautu40 bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

10 triệu nên kinh doanh gì hợp xu hướng hiện nay

[contact-form-7 404 "Not Found"]

    Kiểm tra thêm

    Sinh viên nên kinh doanh gì để vừa có tiền, vừa tối ưu thời gian?

    Sinh viên nên kinh doanh gì để vừa có tiền, vừa tối ưu thời gian?

    5 / 5 ( 1 bình chọn ) Sinh viên nên kinh doanh gì? Mô …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    đầu tư hôm nay lộc lá đầy tay