5 câu chuyện kinh doanh kinh điển, đọc để làm giàu

Trong xã hội đầy tính cạnh tranh này, nếu doanh nghiệp trì trệ, luôn đắm chìm trong vinh quang của ngày xưa, thì số phận cuối cùng sẽ là bị ăn hoặc chết đói. Cùng theo dõi 6 câu chuyện kinh doanh kinh điển sau đây để củng cố thêm niềm tin, kiến thức cho bản thân và doanh nghiệp mình nhé.

Câu chuyện kinh doanh kinh điển: Thị trường ngay trước mắt bạn

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trong thế giới tiếp thị:

Hai công ty sản xuất giày cùng cử một nhân viên bán hàng đi mở rộng thị trường. Một người tên là Jackson và một người tên là Banjing. Cùng ngày, hai người họ đến một quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương. Ngay khi đến nơi, họ phát hiện rằng người dân địa phương đều đi chân đất và không đi giày! Từ vua đến dân nghèo, từ tu sĩ đến quý bà, không một ai đi giày.

Tối hôm đó, Jackson gửi mail cho ông chủ nói: “Chúa ơi, người dân ở đây không đi giày, ai sẽ mua giày cơ chứ? Ngày mai tôi sẽ quay về”.

Banjing cũng gửi email về trụ sở công ty trong nước: “Thật tuyệt vời! Người dân ở đây không đi giày. Tôi quyết định chuyển nhà tới đây và ở lại một thời gian dài!”.

Hai năm sau, mọi người ở đây đều đi giày.

Bài học: Nhiều người thường phàn nàn rằng rất khó để mở thị trường mới. Thực tế là thị trường mới đang ở trước mắt bạn; chỉ là bạn làm sao phát hiện ra thị trường này thôi.

Quy luật sáng kiến – Bí quyết từ câu chuyện kinh doanh kinh điển của người Hoa

Quy luật sáng kiến - Bí quyết từ câu chuyện kinh doanh kinh điển của người Hoa
Quy luật sáng kiến – Bí quyết từ câu chuyện kinh doanh kinh điển của người Hoa

Lương Vũ Chu khống chế giá gạo. Trong thời nhà Đường, giá gạo ở Tuân Chu tăng vọt vì hạn hán. Một vị quan tên là Lương Vũ Chu thừa nhiệm của Thái thú Tuân Chu lo đối phó với việc này. Ông yêu cầu quan lại ở vùng này phải trình sổ gạo còn trong kho; rồi gia lệnh tuần sau cho xả kho gạo bán dưới giá chợ. Tin đồn Tân Thái thú sắp bán gạo tồn trong kho vào tuần sau lan rộng; cửa hàng nào cũng sợ gạo của mình bị ế nếu gạo trong kho được tuôn ra chợ với giá rẻ. Kết quả là giá gạo ở các cửa hàng giảm giá đồng loạt để mong bán hết. Lương Vũ Chu không cần xả kho an toàn chút nào. Lương Vũ Chu khéo khai thác dư luận để tạo ra thị trường tiêu dùng thuận tiện.

Bài học “Bán chéo” từ doanh nghiệp lớn

Ở KFC, khi bạn mua gà rán, nhân viên sẽ đề nghị thêm Pepsi, ly nhỏ xíu giá 15K. Nhưng bao giờ cũng vậy, họ sẽ hỏi “Anh (chị) có muốn thêm 3K để lấy ly lớn hơn không?” (Ly lớn là lớn gấp 2 luôn). Vậy là mình gật đầu cho ly lớn.

Đây được gọi là UPSELL bằng BÁN CHÉO. Vì thời điểm bán hàng dễ nhất là lúc khách hàng vừa đồng ý mua món hàng đầu tiên.

Hãy nhớ, Mc Donald chỉ dạy nhân viên nói câu “Quý khách dùng thêm khoai tây chiên chứ?” và mỗi ngày họ bán thêm được 4 triệu kg khoai.

>>> Những vụ scandal lớn nhất giới kinh doanh trong năm 2020

Ngỗng trời sa lưới

Ngỗng trời thường tụ tập ở ven hồ. Mỗi khi nghỉ lại tại đầu, con ngỗng đầu đàn đều sắp xếp một con ngỗng canh đêm. Khi có người đến, ngay lập tức phải kêu lên báo hiệu.

Những người thợ săn ở khu vực quanh hồ đã quen thuộc với thói quen của chúng. Cứ đến tối, họ lại cố tình thắp đuốc. Con ngỗng canh đêm trông thấy ngọn lửa liền kêu lên; nhóm thợ săn lại dập tắt ngọn lửa.

Những con ngỗng sợ hãi bay lên; khi không thấy động tĩnh gì nữa, chúng lại quay trở lại chỗ cũ nghỉ ngơi. Nhiều lần như vậy, đàn ngỗng nghĩ rằng con ngỗng canh đêm lừa dối chúng; liền lao vào mổ con ngỗng đó.

Lúc này, người thợ săn cầm ngọn đuốc tiến gần đến chỗ đàn ngỗng. Con ngỗng canh đêm sợ bị cả đàn mổ nên không dám kêu lên. Cứ như vậy, cả đàn ngỗng đang ngủ ngon lành bị nhóm thợ săn tóm gọn.

Bài học từ câu chuyện kinh doanh kinh điển: Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ phải đối mặt với thử thách của thị trường. Khi các đối thủ thăm dò lần đầu, hệ thống cảnh báo do doanh nghiệp thiết lập – “tiếng kêu của ngỗng trời” phát huy tác dụng; doanh nghiệp bày trận sẵn sàng đón địch; nhưng lại không thấy phản ứng nào từ đối thủ. Tuy nhiên, sau nhiều lần thăm dò lặp đi lặp lại, ngay cả chính công ty cũng dần dần buông lỏng cảnh giác; khiến các đối thủ của mình giành chiến thắng.

>>> Thị trường kinh doanh là gì? Và TTKD sẽ khác gì với thị trường tiêu dùng?

Quy luật lợi ích – Bí quyết từ câu chuyện kinh doanh kinh điển của người Hoa

Trên một đoạn đường chở hàng của các lái buôn; đường dốc gồ ghề khó đi cộng thêm tuyết rơi khiến các xe chở hàng đi lại khó khăn. Một xe chở hàng nặng bánh xe bị lún vào tuyết; trên xe chất đầy những chiếc lu to và nặng; người đi đường xúm vào đẩy giúp mà xe hàng chẳng nhúc nhích chút nào.Trời sắp tối, đoàn xe chở hàng không biết tính sao vì đoạn đường ùn tắc; xe xếp hàng cứ dài dần trên đoạn đường dốc cheo leo. Có một lái buôn tên là Liêu Phổ cũng đi trên đoạn đường này rất nhanh trí; ông hỏi giá hàng hóa trên chiếc xe bị lún tuyết hết bao nhiêu, ông bèn mua hết số hàng trên xe rồi cắt dây buộc hàng, gỡ từng chiếc lu ra, nhờ mọi người ném xuống hẻm núi.

Xong việc, mọi người kéo chiếc xe một cách dễ dàng và giải phóng đoạn đường ùn tắc. Ai cũng xôn xao muốn biết danh tính của người lái buôn hào hiệp đã bỏ tiền của mình ra để mở đường cho đoàn xe. Khi đoàn xe đã vào đến trong thành mà các lái buôn vẫn còn nói về Liêu Phổ; mọi người xúm nhau lại cảm ơn; và đây cũng là cơ hội để Liêu Phổ bán thêm được hàng hóa của mình. Như vậy, hàng hóa được giao vào thành không bị muộn; vẫn đảm bảo được thời gian mà Liêu Phổ còn mở rộng thêm được mối làm ăn nhờ tấm lòng hào hiệp.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức Kinh Doanh của clbnhadautu40 bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

 Vốn 10 triệu kinh doanh gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *