Lạm phát tăng cao, đâu là kênh đầu tư trú ẩn an toàn?

Trong đầu tư hai chữ “Lạm Phát” là một yếu tố được rất nhiều người quan tâm; bởi nó ảnh hưởng đến rất nhiều những kết quả dự đoán trong tương lai của mỗi nhà đầu tư. Đối với những mục tiêu tài chính dài hạn như việc nghỉ hưu hay để dành tiền cho những mục tiêu sau này; lạm phát tăng có thể phá hỏng mọi thứ. Tiền của bạn sẽ ngày càng mất giá với thực tế trong tương lai.

Lạm phát tiền tệ là gì?

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Lạm phát có 3 mức độ:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%

Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống.

Một số khái niệm khác về lạm phát

  • Giảm phát: là sự sụt giảm trong mức giá chung của nền kinh tế
  • Thiểu phát: là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Ở Việt Nam, có nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát
  • Siêu lạm phát (trên 1000%): là tình trạng lạm phát cao nhất, có tác động phá hoại nền kinh tế, vòng xoáy ngoài tầm kiểm soát
  • Tái lạm phát: Nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra. Tuy nhiên, “cầu kéo” và “chi phí đẩy” được coi là 2 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát. Ngoài ra, một số nguyên nhân phải kể đến như:

  • Lạm phát do cầu kéo
  • Lạm phát do chi phí đẩy
  • Lạm phát do cơ cấu
  • Lạm phát do cầu thay đổi
  • Lạm phát do xuất khẩu
  • Lạm phát do nhập khẩu
  • Lạm phát tiền tệ

Lợi ích khi lạm phát tăng

Khi tốc độ lạm phát vừa phải, từ 2 – 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

  • Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
  • Giúp chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.

Ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát tăng đến sự phát triển kinh tế

lạm phát là gì

Lạm phát tăng và lãi suất

Lạm phát tăng của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên; có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao; nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương; thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

Thu nhập thực tế của người lao động

Khi xuất hiện lạm phát, thu nhập danh nghĩa của người lao động không thay đổi; tuy nhiên thu nhập thực tế lại giảm. Bởi lẽ thu nhập ròng của người lao động sẽ bằng thu nhập danh nghĩa của chữ tỷ lệ lạm phát bị giảm. Đó không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động; cũng như lòng tin của họ đối với Chính Phủ.

Lạm phát tăng ảnh hưởng đến thị trường vàng

Nguy cơ lạm phát khiến dòng tiền có xu hướng trú ẩn vào vàng. Giá vàng dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên tại thị trường nội địa, nguy cơ “sập hầm” khi đổ tiền vào vàng là rất lớn.

Mặc dù các quỹ đầu tư quốc tế tăng cường mua vàng; nhưng một số kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao, hấp dẫn và thu hút dòng vốn trên thị trường; chẳng hạn như chứng khoán. Vàng là tài sản an toàn, đầu tư có khả năng sinh lời; nhưng không phải kênh tạo ra lợi nhuận lớn để người có tiền “xuống tay” đổ tiền vào đây. Đối với thị trường vàng trong nước, người mua vàng còn gặp phải rủi ro hơn về giá.

Lạm phát và nợ quốc gia

Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân; nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ.

>>> Nên đầu tư vào đâu tránh rủi ro khi lạm phát tăng

Lạm phát các nước và thế giới chung sau đại dịch

Lạm phát tại khu vực các nước phát triển tăng cao trong những tháng đầu năm do nền kinh tế mở cửa trở lại; kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 nhanh chóng; khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng trong khi nguồn cung hạn chế.

Theo IMF, trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực các nước phát triển phục hồi trở lại trước thời kỳ đại dịch và tăng cao trong năm sẽ là nhân tố chính thúc đẩy lạm phát tăng. Cụ thể mức tăng trưởng được dự báo ở mức 5,1% trong năm nay tại khu vực này; so với mức -4,7% trong năm 2020. Tổ chức Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo lạm phát tại khu vực các nước phát triển tăng cao khi đạt mức 1,6%; tăng 0,9% so với năm 2020 và tiếp tục tăng lên mức 1,7%.

Lạm phát tăng cao, đâu là kênh đầu tư trú ẩn an toàn?

Để bảo vệ giá trị của tài sản, một cách tự nhiên là sẽ tối thiểu lượng tiền mặt nắm giữ. Nhưng ngay sau đó, phải tìm câu trả lời cho câu hỏi: Vậy đầu tư vào cái gì? Lạm phát tăng ngành nào hưởng lợi? Lạm phát tăng thì đầu tư gì?

Chứng khoán luôn giữ vị trí đầu bảng

Suốt bề dày lịch sử, kênh chứng khoán đã chứng tỏ vị thế là kênh đầu tư hàng đầu trong việc chống lại lạm phát. Thống kê của Agriseco Research từ năm 1970 tới nay tại thị trường Mỹ; giá chứng khoán tăng trung bình 7,13%/năm so với mức tăng 2,14%/năm của lạm phát.

Sở hữu cổ phiếu là một ý kiến tốt để bảo vệ tài sản trước lạm phát. Có thể lập luận rằng: công ty cũng giống như cá nhân. Nếu đầu tư không hợp lý, thì sẽ dẫn đến thua lỗ. Và vì thế không thể tránh được hậu quả của lạm phát. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ công ty sẽ điều chỉnh giá bán theo mặt bằng giá chung dẫn đến tăng lợi nhuận. Do đó, tăng giá trị cổ phiếu. Nên mua cổ phiếu của những công ty có khả năng tăng giá trong thời kỳ diễn ra lạm phát. Điều này dĩ nhiên cần có kiến thức đầu tư thị trường cổ phiếu.

Lạm phát tác động thế nào đến bất động sản?

  • Mặt tích cực có thể xảy ra trong thời kỳ lạm phát cao là giá BĐS cho thuê tăng. Trong thời kỳ lạm phát cao, rất khó để có được một khoản vay thế chấp. Khoản vay thế chấp cao đồng nghĩa với việc người mua có sức mua kém hơn nên nhiều người tiếp tục thuê. Nhu cầu tăng đột biến dẫn đến giá thuê tăng, điều này rất tốt cho các chủ nhà.
  • Giá nhà ở có xu hướng tăng trong nền kinh tế lạm phát
  • Tiêu cực tiềm ẩn là chi phí vay nợ tăng lên. Để đảm bảo ngân hàng không bị thiếu hụt, họ sẽ tính lãi suất cao hơn và cho vay ít hơn.
  • Chi phí vật liệu xây dựng, ảnh hưởng đến các BĐS xây mới.
  • Khi túi tiền trở nên eo hẹp, việc đi du lịch thường bị hạn chế. Cho thuê nhà nghỉ, địa điểm được thúc đẩy bởi du lịch có thể không mang lại lợi nhuận như các hình thức đầu tư BĐS khác.
  • Lạm phát cao đột biến có thể dẫn đến bong bóng BĐS

Kết luận

Việc lạm phát tăng không ngạc nhiên bởi nó phản ánh sự hồi phục của nền kinh tế. Nhưng nếu nó tăng nhiều hơn trong tương quan tăng trưởng kinh tế thì lại là câu chuyện khác.

Với tình hình hiện tại, biến động kinh tế là khó khăn; nhưng thông minh chọn cho mình lối đi riêng an toàn thì vượt bão là không khó. Chúc các bạn tìm được hướng đi riêng cho mình!

Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin Đầu tư gì của clbnhadautu40 bạn nhé!!!

>>> Vốn 100 triệu kinh doanh gì hiệu quả sinh lời bền vững

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *