Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng: Ảnh hưởng thế nào đến thị trường Việt Nam?  

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã tăng khá mạnh thời gian qua; tác động không nhỏ đến thị trường tài chính, kinh tế toàn cầu. Với Việt Nam, ảnh hưởng là khó tránh, song không lớn.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ là gì?

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ là gì? 
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ là gì?

Lợi suất trái phiếu chính phủ (Government Bond Yield) là lãi suất được trả cho việc sở hữu trái phiếu chính phủ (phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ).

Cụ thể, lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ là tỷ lệ lãi suất mà chính phủ Mỹ có thể vay. Trái phiếu chính phủ được bán cho các nhà đầu tư để quyên tiền cho chi tiêu chính phủ; như tài trợ tài chính cho chiến tranh.

3 Nguyên nhân khiến lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng

  • Việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng; cùng với việc Quốc hội Mỹ mới đây thông qua gói kích thích tài khóa 1.900 tỷ USD; đã khiến kỳ vọng lạm phát tăng lên (cùng với tác động của giá cả hàng hóa toàn cầu đang tăng).
  • Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa và triển vọng tích cực của vắc-xin phòng dịch Covid-19 cũng khiến kỳ vọng về sự phục hồi mạnh của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Điều này tạo ra tâm lý ưa thích rủi ro hơn (risk-on) đối với các nhà đầu tư và TPCP Mỹ – vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn – sẽ được bán ra với khối lượng lớn; dẫn đến giá giảm và lợi suất tăng lên.
  • Từ đầu năm 2020 đến nay, giá chứng khoán Mỹ tăng khá mạnh, thậm chí tăng hơi nóng; nên cũng có điều chỉnh về trạng thái cân bằng hơn.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng ảnh hưởng thế nào đến thị trường Việt Nam?

Tỷ giá hối đoái ngày 1/3/2021 (VietcomBank)
Tỷ giá hối đoái ngày 1/3/2021 (VietcomBank)

Tác động đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam

Triển vọng kinh tế Mỹ phục hồi mạnh sẽ giúp đà phục hồi của kinh tế toàn cầu; qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam do tổng cầu tăng; đặc biệt khi Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán

Lạm phát kỳ vọng tăng và kinh tế phục hồi sẽ khiến ngân hàng TW các nước (trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – Fed) đi đến quyết định giảm cung tiền (giảm các gói nới lỏng định lượng và các gói hỗ trợ) và sau đó là tăng lãi suất cơ bản. Việc này sẽ khiến mặt bằng lãi suất tăng, chi phí vay vốn và trả nợ nước ngoài tăng. Đồng thời, việc các nước giảm nới lỏng định lượng sẽ làm giảm dòng tiền rẻ; tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán (như đã từng xảy ra năm 2013, 2015).

 Đầu tư trái phiếu: Ai không biết sẽ nắm chắc phần thiệt thòi

Tác động đến tỷ giá USD/VND

Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ từ tháng 12/2020 đến 27/2/2021
Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ từ tháng 12/2020 đến 27/2/2021

Lãi suất USD tăng cùng với đà phục hồi tích cực của kinh tế Mỹ sẽ khiến USD tăng giá trở lại; từ đó tác động nhất định đến tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, tác động đến tỷ giá chỉ ở mức độ; do Việt Nam đã điều hành cơ chế tỷ giá trung tâm 5 năm nay; và quan hệ cung – cầu ngoại tệ khá cân bằng.

Dòng vốn đầu tư có thể dịch chuyển về Mỹ

Khi kinh tế Mỹ phục hồi tốt và lãi suất tại Mỹ tăng, dòng vốn đầu tư có thể dịch chuyển về Mỹ; nhưng không nhiều lắm. Bởi điều này còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh; và các chính sách đầu tư, nguồn nhân lực của Mỹ.

Mặc dù có ảnh hưởng, song như đã nói ở trên, mức độ ảnh hưởng không nhiều. Nguyên nhân là xu hướng này phần nào đã được phản ánh trong giá chứng khoán thời gian qua và đang có điều chỉnh.

Những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu Chính phủ

TPCP được cho là chứng khoán không có rủi ro, lợi suất ổn định. Sự thật là nó chỉ không có rủi ro vỡ nợ. Rủi ro thực sự của trái phiếu nằm ở chỗ khác.

Rủi ro lạm phát

TPCP là kênh đầu tư có lợi suất thấp; do vậy một chút lạm phát có thể xóa đi lợi suất đó; thậm trí hao hụt vốn đầu tư ban đầu nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất trái phiếu.

Tức là, khoản đầu tư 1 tỷ đồng vào trái phiếu Chính phủ trong một năm với lãi suất 1% sẽ giúp bạn nhận được 1.01 tỷ đồng. Nhưng nếu lạm phát là 2%, khoản đầu tư ban đầu tại thời điểm đáo hạn sẽ có sức mua dưới 990 triệu đồng.

Rủi ro lãi suất

Có mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và giá trái phiếu. Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm và ngược lại.

Chi phí cơ hội

Là một nhà đầu tư, đầu tư 1 tỷ VNĐ vào TPCP sẽ mất cơ hội đầu tư; hoặc chi tiêu 1 tỷ đồng đó vào nơi khác có khả năng sinh lời cao hơn; như phát triển kinh doanh, cổ phiếu, BĐS, hoặc “anh em gần” là trái phiếu doanh nghiệp.

Tất cả các quyết định tài chính, ngay cả các khoản đầu tư TPCP; đều mang chi phí cơ hội và sẽ mất cơ hội nếu bạn đầu tư sai nguồn. Tuy nhiên, các quyết định đầu tư luôn là sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.

Lời kết

Như đã phân tích trong bài viết, việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng đồng nghĩa với “tia sáng” nền kinh tế hồi phục. Điều này tạo cơ hội từ các nguồn đầu tư khác mang lại khả năng sinh lời cao hơn. Nếu vẫn là 1 “tín đồ” yêu thích sự an toàn, “người anh em” trái phiếu doanh nghiệp là gợi ý tốt dành cho bạn. Sở hữu tất cả các lợi thế như TPCP, vượt bậc hơn với điểm sinh lời cao hơn 2-3 lần; Trái phiếu doanh nghiệp phần nào chiếm lòng nhà đầu tư mới.

Phía trước những rủi ro luôn có lợi ích đặc biệt từ các kênh đầu tư. Hãy tìm hiểu và so sánh thật kỹ để có lựa chọn chính xác trong kinh doanh. Clbnhadautu40.com hy vọng, với những chia sẻ về lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ trên sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc bắt đầu đầu tư kênh trái phiếu.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức về Trái Phiếu của clbnhadautu40 bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

 Những lợi ích và rủi ro của giao dịch ký quỹ chứng khoán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *