Phong tục độc đáo của các nước ăn Tết Nguyên Đán giống Việt Nam

Tết Nguyên đán là dịp quan trọng nhất trong năm của nhiều nước châu Á không chỉ của riêng Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu cũng phong tục độc đáo của các nước ăn Tết Nguyên Đán giống với Việt Nam nhé.

Đất nước Triều Tiên

Đã có một thời gian người dân Triều Tiên không đón Tết Âm lịch kể từ sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thành lập. Tuy nhiên đến năm 1989, Tết Nguyên đán cùng với các phong tục cổ truyền xưa của đất nước này được phục hồi. Triều Tiên trở thành một trong các nước ăn Tết Nguyên Đán dù đất nước này vẫn còn trong tình trạng khó khăn về kinh tế.

Tết Nguyên đán của người dân Triều Tiên chỉ kéo dài 2-3 ngày. Nhiều phong tục truyền thống sẽ được diễn ra trong dịp lễ quan trọng này. Cụ thể như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.

Các nước ăn Tết Nguyên đán

Cũng giống với nhiều nước ở châu Á. Người Triều Tiên bắt đầu đón Tết với việc con cháu thực hiện nghi lễ quỳ lạy trang trọng với người lớn tuổi gọi là “sebae”. Trẻ em sẽ được mừng tuổi và mọi người trao nhau những lời chúc tốt đẹp vào ngày đầu năm mới. Món quà Tết phổ biến ở Triều Tiên là lịch năm mới.

Ngoài ra còn 1 tục lệ khá thú vị của người Triều Tiên vào dịp tết. Đó là nhà nhà sẽ chuẩn bị một chiếc rổ lớn bằng rơm và treo trước cửa nhà. Việc này để xua đi cái không may của năm cũ và đón một năm mới may mắn, tốt đẹp.

>>> Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán Việt Nam

Singapore – Một trong các nước ăn Tết Nguyên Đán giống Việt Nam

Singapore với đặc điểm một nửa dân số là người gốc Hoa. Thế nên Singapore rất coi trọng ngày Tết Âm lịch. Thời điểm đón Tết Âm lịch của Singapore cũng trùng với thời điểm đón Tết của các quốc gia châu Á khác.

Dịp Tết Nguyên đán của Singapore diễn ra với 3 sự kiện nổi bật nhất. Cụ thể là lễ hội Hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay. Cùng với nhiều hoạt động độc đáo khác tại khu phố Chinatown. “Đêm hoa đăng” thường được tổ chức trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Nguyên đán. Với hình ảnh trang trí chủ đạo của lễ hội ứng với linh vật tượng trưng của năm đó theo quy luật 12 con giáp. 

Tết Nguyên đán ở Singapore

Vào dịp Tết, người dân Singapore cũng coi trọng việc thăm hỏi người quen. Song, họ sẽ cùng nhau chia sẻ mâm cỗ truyền thống. Đặc biệt món Lo-Hei hay còn được gọi là gỏi cá thịnh vượng Yu Sheng là món ăn phổ biến trong những ngày đầu năm mới. Khi ăn, mọi người sẽ cùng đứng quanh bàn ăn. Dùng đũa vừa đảo vừa tung các nguyên liệu của món gỏi vào với nhau. Đồng thời trao nhau những lời chúc tốt lành. Nguyên liệu được tung càng cao thì năm mới sẽ càng được nhiều may mắn.

Quả quýt vàng đối với người Singapore là biểu tượng cho sự thịnh vượng, may mắn. Vì thế, người dân Singapore thường tặng nhau những giỏ quýt đầy được trang trí công phu, bắt mắt. Với mong muốn mang đến thật nhiều niềm vui và hạnh phúc cho người nhận.

>>> Tết âm lịch 2021 đi đâu chơi Sài Gòn vừa rẻ vừa vui

Đất nước Bhutan 

Bhutan cũng là 1 trong các nước ăn Tết Nguyên Đán giống với Việt Nam ta. Tết Losar là tên gọi của ngày lễ truyền thống quan trọng của đất nước Bhutan. Người Bhutan sẽ chuẩn bị cho Tết truyền thống này khoảng 1 tháng trước đó. Họ sẽ dọn dẹp, trang trí nhà cửa, chuẩn bị quần áo mới và lau chùi tượng Phật.

Đất nước Bhutan 

Điểm đặc biệt của Tết Losar của Bhutan là họ sẽ ăn mừng trong 15 ngày. Vào những ngày này có rất nhiều hoạt động truyền thống diễn ra. Cụ thể như treo cờ, nhảy múa, đi chùa cầu an…. Ngoài ra họ còn tổ chức múa hát, biểu diễn rất sinh động. Với quan niệm đây như một món quà dành tặng cho các vị thần linh để mong chờ được phù hộ năm mới bình an, may mắn.

>>> “Quên lối về” với top 10 địa điểm du lịch Tết âm lịch

Mông Cổ đón Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán hay Tết cổ truyền của người Mông Cổ gọi là Tết Tsagaan Sar đã có lịch sử hàng trăm năm. Người Mông Cổ đón Tết với nhiều phong tục tập quán độc đáo. Cùng với nhiều món ăn đặc trưng của người dân du mục.

Người Mông Cổ đón Tết nguyên đán

Vào dịp Tết Tsagaan Sar, người Mông Cổ thường đến nhà thăm họ hàng để chúc nhau những điều tốt lành nhất. Đặc biệt là người Mông Cổ rất chú trọng nghi thức thanh tẩy. Tức là việc “rửa sạch” cả thể xác lẫn tinh thần, tẩy sạch hết những tội lỗi để chào đón năm mới. Vì vậy vào thời khắc giao thừa bước sang năm mới họ sẽ rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa.

Trên đây là những phong tục độc đáo của các nước ăn Tết Nguyên Đán giống Việt Nam. Ngoài ra còn có thể kể đến như Hong Kong, Campuchia, Hàn Quốc… Bạn hãy tìm hiểu thêm để biết được nét đặc biệt trong phong tục của các nước này nhé. Chắc chắn rất thú vị đấy.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin tức của clbnhadautu40 bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Cách bảo quản và cách luộc lại bánh chưng sau Tết

[contact-form-7 404 “Not Found”]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *