Trái phiếu SCB hay gửi tiết kiệm? Đâu là lựa chọn khôn ngoan?

“Khi tích lũy được một khoản tiền nhàn rỗi, bạn sẽ lựa chọn đầu tư gì?”. Đây là thắc mắc của nhiều người khi muốn đầu tư nhưng lại đắn đo. Nên gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu? Trái phiếu SCB có phải là lựa chọn tốt nhất? Bài viết dưới đây của clbnhadautu40 sẽ giúp bạn phần nào giải đáp các thắc mắc này đấy. Đừng bỏ qua nhé!

Đặc điểm của trái phiếu SCB

  • Có thể được thực hiện chuyển nhượng, cho – tặng, để lại thừa kế. Hoặc chiết khấu và cầm cố trong quan hệ tín dụng tại các Tổ chức tín dụng được phép nhận chiết khấu, cầm cố. Ngoại trừ tại ngân hàng SCB.
  • Mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiết kiệm.
  • Khi đáo hạn, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
  • Có tính ổn định, ít rủi ro và là kênh đầu tư an toàn.

Có nên mua trái phiếu ngân hàng SCB?

Trái phiếu SCB có tính đảm bảo cực kỳ cao. Mức độ an toàn vốn cho khách hàng gần như tuyệt đối, thu nhập ổn định. So với việc gửi tiết kiệm, khách hàng sẽ được hưởng mức lợi nhuận cao hơn giá trị đầu tư ban đầu khi giá trái phiếu tăng.

trái phiếu scb

Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn. Có thể tiến hành các hoạt động mua bán lại, cầm cố vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác. Hoặc bán lại trên thị trường thứ cấp. Có thể thấy, khả năng sử dụng vốn của trái phiếu SCB linh hoạt hơn rất nhiều so với kênh gửi tiết kiệm.

Vì đây là trái phiếu do Chính Phủ phát hành và được bảo lãnh nên rủi ro hầu như rất thấp. Dòng tiền được xác định rõ ràng. Qua đó giúp khách hàng dễ dàng xây dựng kế hoạch khi dòng tiền về.

>>> Trái phiếu tập đoàn An Đông có “rẻ” và an toàn để đầu tư?

Thông tin phát hành

Vào năm 2006 (mệnh giá 1.000 tỷ đồng). Thời điểm chuyển đổi là 01/12/2007, chuyển đổi với tỷ lệ 1:1 (1 cổ phiếu sẽ được chuyển đổi thành mệnh giá 1 triệu đồng). Đợt phát hành trái phiếu SCB năm 2006 (1.400 tỷ đồng mệnh giá). Chuyển đổi sau 13 tháng kể từ ngày phát hành (31/12/2017). Tại năm 2009 (mệnh giá 1.000 tỷ đồng). Ngày phát hành 10/08/2009 và ngày đáo hạn là 10/09/2010. Vậy hiện nay bạn vẫn chưa thể mua trái phiếu ngân hàng SCB 2021 bởi ngân hàng vẫn chưa có thông báo phát hành trái phiếu trong năm nay.

Trái phiếu của SCB phát hành cho 3 đối tượng với 3 loại mệnh giá khác nhau:

  • Loại 1 với mệnh giá 1.200.000 đồng/trái phiếu, được phát hành để dành cho các cổ đông hiện hữu.
  • Loại 2 với mệnh giá 1.500.000 đồng/trái phiếu, được phát hành dành cho các cán bộ nhân viên SCB.
  • Loại 3 với mệnh giá 3.000.000 đồng/trái phiếu, được phát hành để bán ra bên ngoài.

Riêng đối với các đối tượng bên ngoài. SCB ưu tiên cho các đối tượng gửi tiết kiệm tại ngân hàng SCB có mức số dư ổn định từ 5 tỷ đồng. Đồng thời được duy trì liên tục trong vòng 3 năm tính tới ngày chốt danh sách. Lãi suất trái phiếu ở mức 8,5%/13 tháng. 

Khi thiếu vốn, SCB sẽ tiến hành phát hành trái phiếu để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, không phải năm nào SCB cũng đều phát hành trái phiếu. Đợt phát hành gần đây nhất là ngày 10/08/2009 và đáo hạn là ngày 10/09/2010.

Điều kiện mua trái phiếu ngân hàng SCB

Điều kiện mua trái phiếu SCB

Khách hàng cần có tài khoản lưu ký tại công ty chứng khoán và tài khoản thanh toán tại một ngân hàng. Trước khi thực hiện giao dịch, khách hàng phải ký hợp đồng nguyên tắc.

Giá trị giao dịch tối thiểu giữa SCB và khách hàng:

  • Với các khách hàng là cá nhân: 100 triệu đồng/ giao dịch.
  • Với các khách hàng là doanh nghiệp: 300 triệu đồng/ giao dịch.

Vậy nên gửi tiết kiệm hay đầu tư mua trái phiếu ngân hàng SCB?

Nhìn chung, việc đầu tư trái phiếu đem lại cơ hội đầu tư an toàn với mức lợi nhuận thu về cao hơn. Cùng với đó là độ uy tín tốt hơn so với việc gửi tiết kiệm. Trong thời điểm nền kinh tế đang bị suy giảm vì tình hình dịch bệnh Covid-19. Lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng biến động, đầu tư trái phiếu sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Từ những phân tích và chia sẻ như trên, hy vọng phần nào cung cấp cho bạn những thông tin cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn về trái phiếu SCB. Từ đó, đưa ra phương án đầu tư hiệu quả cho chính mình. Và đừng quên theo dõi clbnhaudautu40 để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kinh doanh đầu tư bạn nhé!

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức về Trái Phiếu của clbnhadautu40 bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Ưu nhược điểm của trái phiếu doanh nghiệp bạn đã biết?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *