Làm ngay những điều này vào đêm giao thừa cho cả năm 2023 được may mắn!

Đêm giao thừa là ngày bao nhiêu và cúng đêm giao thừa là cúng gì? Ai cũng biết được thời khắc giao thừa chuyển sang năm mới mới ý nghĩa. Chúng ta cần đón giao thừa và cách cúng đêm giao thừa rất nhiều thủ tục. Bạn hãy cùng xem dưới đây cách bày cúng đêm giao thừa như thế nào nhé!

Ý nghĩa đêm giao thừa

Giao thừa là khoảnh khắc chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những ngày quan trọng trong tập quán, văn hóa tâm linh của nhiều dân tộc. Về nguồn gốc và ý nghĩa của từ “giao thừa”, có nghĩa là “Những thứ cũ giao lại, những cái mới tiếp lấy cũng là lúc đón nhận năm cũ qua đi, năm mới đến”.

Thời điểm để đón năm mới đến, không chỉ quan trọng trong văn hoá phương Đông mà cũng được người phương Tây coi trọng và đón nhận.

Vào dịp này, các nước phương Tây và kể cả phương Đông thường sẽ tổ chức lễ hội bắn pháo hoa để đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1.

Ý nghĩa đêm giao thừa

Với người Việt Nam, đêm giao thừa là phút giây thiêng liêng rất được chú trọng để mội thành viên trong gia đình sum họp đón những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.

Vào đêm giao thừa người Việt Nam chúng ta thường bày lễ như cúng giao thừa, cúng thần tài đêm giao thừa, cúng xuất hành, lễ chùa, hái lộc,… nhằm mục đích cầu chúc cho một năm mới bình an, nhiều may mắn, tài lộc.

Những phong tục, hoạt động ý nghĩa cùng người thân vào đêm giao thừa

Đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng, ngày này thường diễn ra các hoạt động ý nghĩa nhằm ôn lại chuyện cũ và bắt đầu đón những chuyện mới. Thường thì mọi người sẽ thường làm những việc dưới đây:

Những phong tục, hoạt động ý nghĩa cùng người thân vào đêm giao thừa

Tổ chức bữa cơm tất niên gia đình

Bữa cơm chiều 30 Tết là bữa cơm thể hiện sự gắn kết mọi thành viên; thế hệ trong gia đình. Là ngày mà mọi người trong gia đình đều có mặt đầy đủ để sum họp.

Theo quan niệm thời xưa, thì những gia đình nào càng có đông đủ con cháu; và các thế hệ cùng nhau dùng bữa cơm này; thì sẽ chứng tỏ rằng gia đình đó sẽ có nhiều phúc, lộc và may mắn.

Đây cũng chính là dịp để các bố mẹ giới thiệu các con, các cháu về sum họp gia đình; để con cháu có dịp ra mắt với ông bà, tổ tiên của dòng họ. Từ đó,ông bà tổ tiên của dòng họ mới biết được công việc; nghề nghiệp; những  khó khăn của con cháu… trong một năm gặp phải để phù hộ độ trì cho thuận lợi.

Lễ cúng đêm giao thừa

Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch được diễn ra vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới là mùng 1 tết.

Theo phong tục của người dân tộc Việt Nam ta; thì mâm cúng đêm giao thừa được chia làm 2 mâm: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ đặt ở trong nhà; và một mâm cúng thiên địa ở giữa khoảng sân trước nhà.

Gia chủ của gia tộc sẽ làm lễ cúng bái cầu chúc cho một năm mới tốt lành. Bằng cách là sẽ thắp hương từ bên ngoài trời, sau đó khấn vái và thắp vào trong nhà, để có thể mang may mắn đến. Trong các ngày lễ này tại các gia đình; người ta sẽ cúng kiến và khấn bái, nhắc đến công ơn trời đất; tổ tiên; tạ lỗi cùng cha mẹ; anh em làm hòa với nhau; trút bỏ điều xấu trong năm qua và hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ thực hiện vào năm mới.

Lễ cúng đêm giao thừa

Xuất hành đầu năm

Sau lễ cúng vào đêm giao thừa, thì vào lần ra khỏi nhà đầu tiên, sẽ thường là khi đi lễ; mọi người thường chọn giờ và hướng xuất hành để gặp may mắn quanh năm cho bản thân và gia đình.

Tuy nhiên ngày nay, vì tránh mê tín quá mức cho nên mọi người xuất hành thường ít chọn giờ và chọn hướng như trước nữa.

Đi lễ chùa cầu may

Vào thời điểm bắt đầu năm mới, những ngày đầu của năm thì mọi người thường kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình trong năm mới đến.

Hoạt động đi lễ chùa cầu may tùy vị trí xa gần mà có khi đi xuyên suốt hết đêm giao thừa hay có thể đi dài ngày.

Đi lễ chùa cầu may

Hái lộc đầu năm

Đi lễ đình, chùa, miếu, điện xin lộc đầu năm xong người ta thường có tục hái một nhành cây nhỏ trước cửa đình, cửa đền. Mang về một cành cây gọi là cành lộc sẽ mang về ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất; Thần Phật ban cho mang về nhà.

Cành lộc này được xin mang về sẽ được cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

Mua mía lấy lộc

Nếu như việc mua muối đầu năm mang ý nghĩa vị mặn của muối; sẽ giúp xua đuổi những điều kém may mắn trong năm cũ và đem lại sự no đủ, tốt lành. Thì trong năm mới thì mua mía sẽ mang đến sự ngọt ngào của cây mía lại có ý nghĩa đem tài lộc, may mắn về cho gia chủ.

Trong đêm giao thừa đón năm mới; người ta thường mua 2 cây mía về để đặt lên bàn thờ hay đặt hai bên bàn thờ gia tiên của gia đình.

Mua mía lấy lộc

Xông đất đầu năm

Xông đất hay xông nhà là một phong tục truyền thống lâu đời được lưu truyền hàng năm. Thông thường người xông nhà năm mới thường là người ngẫu nhiên ngoài gia đình đến nhà; khi vừa bước qua giao thừa; bắt đầu ngày mới năm mới tết đến.

Tuy nhiên nếu các gia đình muốn tự xông nhà tốt vía; thì thường chọn một người dễ vía, hợp tuổi, đến xông nhà trước khi có khách tới chúc Tết để người này đem đến sự dễ dãi may mắn và tài lộc cho gia đình.

Những điều cần lưu ý trong đêm giao thừa để cả năm được may mắn

Đêm giao thừa là thời gian trọng đại cả một năm. Cho nên bạn nên lưu ý một số việc nên làm và không nên làm trước và sau thời gian này để có một năm may mắn mới đến nhé!

Những điều cần lưu ý trong đêm giao thừa để cả năm được may mắn

  • Dọn dẹp nhà cửa đón Tết là điều cần thiết nhất, nhà cửa của bạn khi đón tết phải dọn dẹp sạch sẽ. Hành động này có ý nghĩa xóa sạch những điều không tốt vào năm cũ và bước qua năm mới để đón những điều tốt đẹp nhất có thể.
  • Đốt hương bàn thờ Phật và tổ tiên nhằm cầu mong chúc một năm an lành và tạo sự ấm áp cho gia đình. Bàn thờ của bạn phải dọn sạch sẽ tàn nhang; bụi bẩn và bày mâm trái cây để cúng kiếng vào mùng 1 tết.
  • Thay bóng đèn hỏng vì theo phong thủy ngày tết mà bị hỏng đèn sẽ mang điềm xấu về cho gia đình. Hãy chắc chắn là đèn nhà bạn phải được thay mới ngay sau khi bị hỏng nhé. 
  • Không tranh cãi, gây gổ, mắng trẻ con vì lời mắng không chỉ làm tổn thương hòa khí mà còn đuổi đi tài lộc.
  • Mua cây kiểng, hoa kiểng năm mới như một chậu cây quất hay hoa mai; hoa đào; sẽ mang đến phúc khí; sự an lành cho năm mới. Cây quất đầy quả, hoa mai nở vàng ngụ ý đâm hoa kết quả; vạn vật sinh sôi mang lại điềm tốt cho gia đình.
  • Nhà luôn luôn phải trữ đầy nước và luôn giữ tiền trong túi để mong được đủ đầy trong năm mới ngay cả về mặt tài chính và tình cảm.

Lời kết

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Hy vọng những việc cần làm ngày tết cũng như đêm giao thừa bạn cần lưu ý như trên; sẽ đem lại điềm may mắn cho gia đình cả năm. Hãy chú ý và tránh làm những việc mất đi hòa khí và tài lộc cho gia đình bạn nhé! 

>>> Bài viết liên quan:

Cách làm những món ăn ngày Tết vừa đơn giản vừa dễ làm

Phong tục ngày Tết Cổ truyền – Nét đẹp dân tộc Việt

Tết Đoan Ngọ cúng gì thì đầy đủ và ý nghĩa nhất?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *