Phong tục ngày Tết Cổ truyền – Nét đẹp dân tộc Việt

Tết cổ truyền chính là thời gian mọi gia đình sum vầy sau một năm dài xa cách, bận rộn. Đây là một ngày lễ lớn quan trọng với người Việt; bởi vậy trong ngày Tết cổ truyền có những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ thời xa xưa cho đến tận bây giờ; và dần trở thành nét đẹp văn hoá đặc trưng ngày Tết. Những phong tục ngày Tết cũng thay lời chúc cho một năm mới may mắn, bình an.

Các phong tục ngày Tết Cổ truyền

Tống cựu nghinh tân

Tục lau dọn nhà cửa vào cuối năm
Tục lau dọn nhà cửa vào cuối năm

Vào những ngày cuối năm, gia đình Việt có phong tục lau dọn nhà cửa sạch sẽ; mua sắm đồ dùng, quần áo mới. Với ý nghĩa tiễn những điều cũ, không hay, xui rủi để đón những điều mới, may mắn hơn trong năm mới. 

Phong tục ngày Tết cúng Tết ông Công ông Táo 

Theo truyền thống của người Việt, cứ vào mỗi 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo về thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi gia đình thường lau dẹp nhà bếp sạch sẽ; nấu một mâm cơm cúng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Tùy từng vùng miền mà đồ lễ sẽ gồm những gì; thường sẽ không thiếu áo mã bằng giấy, mũ và một hoặc ba con cá chép vàng để ông Táo cưỡi về trời; mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt; vì theo quan niệm dân gian thì đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ thường hoặc trách phạt gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo.

>>> Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2022: Người lao động nghỉ bao nhiêu ngày?

Phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Phong tục gói bánh chưng ngày Tết
Phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Đây là một truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng màu xanh, hình vuông tượng trưng cho Đất – Âm. Bánh dày trắng, hình tròn tượng trưng Trời – Dương, thể hiện triết lý Âm – Dương. Và bánh chưng dành cho Mẹ, bánh dày dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày theo phong tục là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên; thể hiện lòng uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục bao la như trời đất của cha mẹ.

Chưng mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ; theo quan niệm của Khổng giáo, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ; với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền với sự thảo thuận; và mong muốn những điều may mắn tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Phong tục ngày Tết cúng giao thừa cuối năm

Cúng giao thừa thường phải làm 2 lễ: cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Sở dĩ có tục này vì niềm tin rằng: Một năm có bắt đầu, ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ cũng là: gạt hết đi những ân oán năm cũ; nghênh đón năm mới đến với tài lộc và những điều may mắn tốt đẹp.

Phong tục lì xì ngày Tết và chúc Tết

Phong tục lì xì ngày Tết và chúc Tết
Phong tục lì xì ngày Tết và chúc Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, thường vào sáng mồng 1 Tết, con cháu sẽ về chúc thọ ông bà, chúc Tết cha mẹ. Sau đó, ông bà, cha mẹ sẽ bỏ tiền mới vào những phong bao lì xì để mừng tuổi lại con cháu; với ý nghĩa để lấy may, kèm theo lời chúc con cháu ngoan ngoãn, chóng lớn, học giỏi, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi bao nhiêu không quan trọng, quan trọng ở ý nghĩa.

>>> Cách làm những món ăn ngày Tết vừa đơn giản vừa dễ làm

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán, Tết Cổ Truyền và các phong tục của người Việt Nam

Xông đất

Người Việt quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm mới vui vẻ, phát đạt; hay ngược lại là không may mắn của gia đình mình. Vì thế, mỗi gia đình thường mời những người có tuổi hợp với chủ nhà, có vận may đến xông đất ngày mùng 1. Người xông đất thường phải ăn mặc chỉnh tề, đi quanh nhà gia chủ 1 vòng với hy vọng may mắn luôn tràn ngập.

Đi lễ chùa đầu năm 

Phong tục ngày Tết đi lễ chùa đầu năm
Phong tục ngày Tết đi lễ chùa đầu năm

Không chỉ mỗi ngày Tết, đây là nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt thường ngày. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc; mà còn tỏ tấm lòng thành kính đối với đức Phật, tổ tiên.

Dân tộc nào ở nước ta có các phong tục ngày Tết gần với phong tục tết của người Kinh nhất?

Đó là dân tộc Tày, người anh em có dân số đông thứ 2 tại Việt Nam, sau người Kinh. Có lẽ sở dĩ vậy mà nét văn hóa trong phong tục ngày Tết cũng không có quá nhiều khác biệt. 

Dân tộc Tày có các phong tục ngày Tết gần với phong tục tết của người Kinh nhất
Dân tộc Tày có các phong tục ngày Tết gần với phong tục tết của người Kinh nhất

Một điểm khác nhỏ từ mâm cúng ngày Tết. Trong tục Tết của người Tày, thờ cúng tổ tiên là việc quan trọng nhất; và cúng theo từng mâm nhỏ. Bàn thờ tổ tiên (bậc cao nhất) được treo thẳng cửa voóng chính ở góc tường; còn 3 mâm thờ nhỏ đặt dưới bàn thờ tổ tiên (là bậc thấp hơn). Ngoài ra, người Tày còn thờ thổ công, vua bếp. Họ tín ngưỡng đây là những vị thần cai quản, trông giữ nơi mình sinh sống; nên mỗi gia đình đều làm lễ thờ thần ngày Tết với mong muốn gia đình được che chở, bảo vệ. Nếu gia đình có cha mẹ mới mất thì phải làm thêm một mâm thứ 4. 

Sau khi mâm cúng được chuẩn bị xong, thầy mo sẽ là người đến làm lễ. Ngoài ra, các công cụ lao động như: dao, rựa, bừa, cày, cuốc, thuổng… cũng được sắp xếp gọn gàng vào một nơi rồi thắp hương; theo đồng bào, những vật dụng đó đã gắn bó với họ suốt một năm lao động vất vả; nên chúng cũng được nghỉ ngơi đón Tết. 

Trong ẩm thực hay văn hóa đón Tết nhìn chung đều giống với người Kinh. Trong không khí tưng bừng ngập tràn sắc xuân; những cái nắm chặt tay trong điệu xòe cùng với tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã; mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Tày Đà Bắc. Tất cả như muốn gửi gắm trọn điều tốt đẹp trong năm mới.

>>> Quà Tết 2022 đầy ý nghĩa cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

Lời kết

Những phong tục ngày Tết của người dân Việt Nam, dù là dân tộc nào đi nữa cũng đều là anh em một nhà; phần nào toát lên được nét đẹp văn hóa cổ truyền từ thuở xa xưa cha ông ta để lại. Hy vọng những chia sẻ của clbnhadautu40.com trên đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về phong tục Tết dân tộc. Chúc các bạn và gia đình năm mới thật nhiều niềm vui và bình an!

>>> Làm ngay những điều này vào đêm giao thừa cho cả năm 2023 được may mắn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *