Mâm ngũ quả miền Bắc năm mới nên gồm những gì cho thật ý nghĩa?

Miền Bắc rất coi trọng mâm ngũ quả trong ngày Tết. Trên bàn thờ mỗi năm đều phải có mâm ngũ quả để dâng lên ông bà tổ tiên. Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Có đủ bốn mùa nên các loại quả rất phong phú và đa dạng. Cho nên hầu như tất cả các loại quả đều có thể đặt lên bàn thờ. Miễn sao mâm ngũ quả trông thật đẹp mắt và có ý nghĩa. Cùng tìm hiểu về mâm ngũ quả miền Bắc nhé!

Mâm ngũ quả miền Bắc gồm những gì?

Có 5 loại quả thường xuất hiện trong mâm ngũ quả miền Bắc ngày tết Nguyên Đán như: chuối, bưởi hoặc phật thủ, đào, quýt, hồng và táo. Nải chuối sẽ được đặt ở dưới cùng, là trọng tâm của mâm ngũ quả. Nhìn như bàn tay hứng lấy những gì tinh túy nhất để bảo vệ cũng như đem lại phúc lộc cho gia chủ. Màu xanh của chuối tượng trưng cho sự tràn trề nhựa sống của mùa Xuân.

Quả bưởi hoặc quả phật thủ có màu vàng tượng trưng cho hành Thổ. Loại quả được đặt ở vị trí trung tâm và nằm ngay trong lòng nải chuối. Nhiều gia đình hiện nay dùng quả phật thủ để thay thế quả bưởi. Vì nó có mười cánh chụm lại như hình bàn tay trời Phật. Có ý nghĩa là ban phúc ban lộc cho gia đình. Bạn có thể dùng quả nào cũng được vì chúng đều có ý nghĩa là may mắn, trời phật ban lộc, bình an.

mâm ngũ quả miền bắc

Tiếp theo là quả đu đủ, quả sung được đặt trên mâm ngũ quả. Với ước mong cuộc sống sẽ luôn đầy đủ, sung túc, tránh cảnh bần hàn, khó khăn. Bên cạnh đó trên mâm ngũ quả của người dân miền Bắc còn có thêm các loại quả mang các màu biểu tượng cho từng mùa khác nhau. Các hành tương ứng như quả có màu đỏ như cam quýt, quả ớt (hành Hỏa), quả roi, mận có màu trắng (hành Kim) hay quả hồng xiêm, nho có màu sẫm (hành Thủy). Nếu quả đào tượng trưng cho sắc hồng thể hiện sự thăng tiến, thành đạt. Thì táo mang màu đỏ có nghĩa là phú quý, giàu sang. Màu vàng thắm của quýt hi vọng năm mới đầy may mắn và đoàn tụ.

>>> Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam – vẻ đẹp truyền thống dân tộc

>>> Ăn gì ngày Tết? Thực đơn các món ngon cho bữa cơm ngày Tết

Ý nghĩa mâm ngủ quả ngày Tết

“Ngũ”: Ngũ là Năm – là biểu tượng chung của sự sống. Ngũ Quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

“Quả”: Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao. Ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng, cầu tạo, hương vị, màu sắc và cách đọc tên.

Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành. Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: Đỏ (may mắn phú quý), Vàng (sung túc),…

Thường là cách hình dáng, cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: lựu có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn. Bưởi và dưa hấu: căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống. Hương vị trái cây thường phải ngọt, thơm và không đắng, cay. Cách đọc tên theo kiểu gần âm: ví dụ: “dừa” hay “dưa” gần âm với “vừa”, đu đủ là “đủ”, xoài gần âm với “xài” (tiếng Nam, có nghĩa là “dùng”), mãng cầu là “cầu”, sung là “sung túc”. 

Mâm ngũ quả miền Bắc sẽ khác biệt ít so với các miền khác. Mỗi miền đều có một cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Thực hiện cách bày mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ để trang trí bàn thờ tổ tiên thêm đặc sắc, đầy đủ mà còn thể hiện tấm lòng thơm thảo của con cháu với các bậc cha ông.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin tức của clbnhadautu40 bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Ý nghĩa và những điều cần tránh khi tặng và nhận lì xì ngày Tết

[contact-form-7 404 “Not Found”]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *